Search This Blog

Friday, October 4, 2024

Sức hút vĩnh cửu của những ngọn núi lửa nguy hiểm

nguồn: nytimes

biên dịch: nguyễn quỳnh anh


Trong cuốn "Adventures in Volcanoland" (Những cuộc phiêu lưu ở vùng đất núi lửa) nhà địa chất Tamsin Mather đưa chúng ta vào hành trình thám hiểm khắp toàn cầu và lịch sử cùng với niềm đam mê cả đời bà.

Ngọn Momotombo ở Nicaragua chỉ là một trong số nhiều núi lửa tác giả Tamsin Mather từng đến thăm trong sự nghiệp khởi nguồn từ niềm đam mê thời thơ ấu.

Tôi sống trên nền đá granit hồng, thuộc cấu trúc địa chất trải dài khắp miền nam Connecticut, nhô lên khỏi mặt đất đây đó giống như một đàn cá voi đang nổi lên mặt biển.

Trước khi tôi và vợ mua nhà, chúng tôi nhờ một vị chuyên gia thẩm định đến xem. "Chà," ông ấy nói, "nền đá của anh đi xuống cả nghìn dặm sâu trong lòng đất — nên không có gì phải lo lắng đâu."

Chúng tôi sinh sống trên nền đá yên bình này hơn hai thập kỷ, qua từng năm, tôi lại càng khó tưởng tượng cư trú ở vùng đất như Iceland hay Indonesia — nơi có nhiều nguy cơ khiến người ta lo lắng, bởi vì chất rắn của Trái đất biến thành chất lỏng, tro tàn hoặc khí rồi bay ra khỏi núi lửa.


Trang bìa cuốn sách "Adventures in Volcanoland" minh họa dòng sông dung nham nóng chảy màu cam và vàng, chảy ra từ giữa những ngọn núi đen thẫm. Chữ trên bìa có màu trắng và vàng.

Tác giả Tamsin Mather, nhà địa chất học tại Đại học Oxford, không gặp khó khăn nào như thế. Bà dành cả sự nghiệp đến thăm các ngọn núi lửa, tìm hiểu cách thức chúng hoạt động. Cho nên tác giả nhận ra Trái đất không phải một thế giới yên bình bao bọc trong một lớp vỏ ổn định, mà là một quả cầu của những cơn bão địa chất khó có thể chế ngự nổi.

Cuốn sách "Adventures in Volcanoland" sắp xếp theo những chuyến đi tác giả Mather từng thực hiện trong suốt sự nghiệp, bắt đầu với Vesuvius, nơi bà lần đầu tiên đến thăm từ khi còn nhỏ trong kỳ nghỉ cùng gia đình. Tiếp theo là núi lửa Masaya của Nicaragua, nơi bà thực hiện nghiên cứu khi còn là sinh viên cao học, và sau đó là núi lửa ở các lục địa khác.

Cuốn sách của Mather dành cho những độc giả như tôi: người ngoại đạo không phân biệt được đá bọt với đá mạt vụn núi lửa (tephra) nếu cả hai thứ này rơi vào đầu. Tuy nhiên, đôi khi đọc cuốn sách cứ như đọc sách giáo khoa, lời văn đầy nội dung như thể bách khoa toàn thư.

Trong đoạn trích như dưới đây, tác giả dường như đang giảng bài cho các nhà núi lửa học tập sự: "Sử dụng những tổng hợp về quy mô và thời gian (thường được xác định bằng cách đo hoạt động hoặc nồng độ các nguyên tố phóng xạ trong các loại đá liên quan đến phun trào) của các dạng phun trào khác nhau, chúng ta có thể rút ra xu hướng", Mather viết. "Chúng ta" ấy hả ? Không phải tôi đâu.

Ở những đoạn khác, "Adventures in Volcanoland" lại có chất trữ tình. Trong một chuyến đi chơi cùng gia đình ở tây nam nước Anh, tác giả Mather đưa cho lũ trẻ xem nắm tay đầy cát "để từ những hạt cát lấp lánh dưới ánh nắng hè, lũ trẻ có thể mường tượng ra khối magma batholith khổng lồ, bên trong đó hình thành nên những tinh thể này". Trong những chuyến thăm Masaya, tác giả quan sát lũ vẹt xanh bay ngang miệng hố núi lửa và lắng nghe tiếng ong vo ve trong lớp đất núi lửa mềm.

Bất chấp vẻ đẹp tác giả Mather nhìn thấy ở núi lửa, bà không bao giờ quên mối nguy hiểm của chúng. "Trong khi những ngọn núi lửa khiến người ta kinh ngạc đến nghẹt thở, luôn có nguy cơ một ngày nào đó chúng sẽ khiến ta không còn thở được nữa", bà viết.

Loài người chúng ta tồn tại có thể là nhờ ơn núi lửa. Mather suy đoán có khả năng nhiệt núi lửa dưới đáy biển, hoặc sét đánh trong quá trình phun trào, "đã giúp tái cấu trúc một số nguyên tử của Trái đất thành các phân tử cơ bản nguyên thủy đầu tiên, cho phép sinh vật bằng cách nào đó bắt đầu hình thành".

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Mather có chuyên môn về đo các loại khí phát ra từ núi lửa. Ngay cả khi không phun trào, núi lửa cũng giải phóng lượng lớn khí carbon dioxide. Nếu không có loại khí giữ nhiệt này, hiệu ứng nhà băng sẽ thay thế hiệu ứng nhà kính, và nhiệt độ của hành tinh sẽ giảm gần 60 độ.

Nhìn chung, Trái đất có thể giữ cho khí hậu ổn định. Núi lửa làm nóng hành tinh, còn các phản ứng hóa học lại hút khí carbon dioxide từ không khí, cuối cùng đưa nó xuống sâu dưới lòng đất.

Tuy vậy, cơ chế điều nhiệt toàn hành tinh này không đủ sức ngăn cản núi lửa định kỳ giải phóng sức tàn phá. Các vụ phun trào lớn có thể là nguyên nhân gây ra hầu hết các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong lịch sử sự sống.

Những người phủ nhận biến đổi khí hậu chỉ ra lượng khí carbon dioxide khổng lồ do núi lửa phát ra để hạ thấp tác động của chúng ta lên khí hậu. Nhưng đối với tác giả Mather, sự so sánh này càng nhấn mạnh mức độ khủng khiếp của cuộc khủng hoảng chúng ta đang tự đặt mình vào. Tác giả đưa ra lời cảnh báo, "lượng khí phát thải tự nhiên này trở nên chẳng đáng kể so với những gì con người gây ra".

Với ô tô và nhà máy nhiệt điện than, chúng ta đã tạo ra một siêu núi lửa. Và nếu nhìn được dấu hiệu từ quá khứ, chúng ta sẽ thấy mình đang đe dọa hàng triệu loài rơi vào nguy cơ tuyệt chủng, có lẽ bao gồm cả chính loài người. "Nếu sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra ngày nay, nó sẽ diễn ra cùng với loài người, và khi kết thúc, những ngọn núi lửa của Trái đất vẫn sẽ ở đây, thống trị hành tinh chúng ta bỏ lại", Mather viết.

Cuốn sách của tác giả Mather khiến tôi có phần bối rối về ngôi nhà của mình. Nền đá granit hồng bên dưới nhà mang lại cho tôi nền móng vững chắc tôi hằng mong muốn, nhưng ban đầu đây cũng là một khối chất lỏng nóng chảy khổng lồ đẩy lên qua lớp vỏ Trái đất hàng trăm triệu năm trước. Rồi nguội đi thành một loại đá cứng, kết tinh, và khi các lớp phủ mềm hơn bên trên bị xói mòn, nền đá granit phơi ra dưới ánh mặt trời.

Nền đá sẽ vẫn rắn chắc trong suốt cuộc đời tôi, nhưng hàng triệu năm sau, vùng đất núi lửa có thể sẽ phun ra một khối magma khác, bao phủ vùng đất này bằng một đợt tàn phá mới.

ADVENTURES IN VOLCANOLAND: What Volcanoes Tell Us About the World and Ourselves | By Tamsin Mather | Hanover Square | 374 pp. | $30

Carl Zimmer covers news about science for The Times and writes the Origins column. More about Carl Zimmer

https://www.nytimes.com/2024/06/19/books/review/adventures-in-volcanoland-tamsin-mather.html

Lá thư từ nhà tù: 'Lời trăn trối’ của Bernie Madoff

nguồn: nytimes

biên dịch: nguyễn quỳnh anh


Nhà báo Richard Behar trao đổi rất tích cực với nhà đầu tư tai tiếng này. Cuốn sách của nhà báo Behar tuy nghiêm khắc và có phần mỉa mai nhưng vẫn cho thấy tính nhân văn ở con người Madoff.

Bức chân dung Bernie Madoff là hình ảnh một người đàn ông trung niên mặc áo sơ mi sọc trắng xanh, đeo cà vạt xanh ở phía trước, phía sau ông ta là văn phòng bận rộn đầy những người trẻ tuổi ngồi trước màn hình máy tính.

Bức hình năm 1999 của Bernie Madoff tại sàn giao dịch Manhattan. Ông ta bị bỏ tù năm 2009 và qua đời năm 2021.

Tuy chúng ta vẫn chưa đến độ đưa Madoff ra làm nhạc kịch, nhưng nhiều năm sau khi ông ta qua đời do bệnh thận năm 2021 trong bệnh viện nhà tù liên bang, kẻ cầm đầu trò lừa đảo Ponzi vẫn tiếp tục mang lại lợi nhuận cho nền văn hóa đại chúng. Một bộ phim đang chiếu thử tại Trung tâm Lincoln. Loạt phim tài liệu của Netflix, “Quái vật phố Wall”. Và bây giờ, bổ sung vào chồng sách chất đầy về nhân vật này, trong đó đã có sách tô màu và cả bài tường thuật của phóng viên New York Times, sau này trở thành cơ sở cho ra đời bộ phim có Robert De Niro tham gia, chúng ta có thêm tác phẩm văn xuôi mới nhan đề “Madoff: The Final Word” (Madoff: Lời trăn trối).

Lời trăn trối? Chính tác giả cuốn sách, Richard Behar, cũng không chắc nữa.

Là nhà báo điều tra lâu năm, Behar từng đối đầu với nhiều tổ chức đáng gờm ưa thích kiện tụng chẳng hạn như Nhà thờ Scientology, tác giả trải qua 15 năm dường như vừa mắc kẹt vừa hưng phấn với cuốn sách đầu tiên của mình. Cùng với rất nhiều cuộc phỏng vấn phụ, tác giả đến thăm Madoff trong tù ba lần; trò chuyện với ông ta qua điện thoại khoảng 50 lần; và nhận được hàng chục bức thư viết tay cùng hàng trăm email của Madoff. (Tác giả không phải nhà báo đầu tiên hoặc duy nhất đến thăm nhân vật tù tội này, nhưng thời gian trôi qua nhiều người sẵn lòng chia sẻ thêm thông tin hơn — mặc dù cái chết cũng khiến nhiều người không còn có thể lên tiếng.)

Với mỗi đô-la Madoff lấy được, ông ta lại tạo ra ít nhất một chứng từ giấy tờ. Theo Behar, kho chứa 30 triệu tài liệu Madoff không thể tiêu hủy “gần bằng một nửa tổng số tài liệu in của Thư viện Quốc hội Mỹ”. Hoạt động băm nhỏ tài liệu được Madoff thực hiện bắt đầu từ giữa những năm 90, tại một cơ sở ở Brooklyn hiện có tên là Tuck-It-Away (nghĩa là Giấu đi), giống như một bữa tiệc âm thanh ASMR: hàng đống bao tải bố đựng mảnh vụn giấy được đưa đến nhà máy tái chế gần đó, bí mật của ông ta “tan thành mùn giấy”.

Ai mà biết được Madoff lại có ý thức về môi trường đến vậy?


Tác giả Behar tiếp cận ngọn núi tài liệu hùng vĩ này với thái độ nghiêm túc nhưng không bị gò bó. Behar tỏ ra thích thú với những vách đá kỳ dị trên ngọn núi cao này, chẳng hạn như cuộc bán đấu giá hàng hóa của Madoff, để thu lại tiền cho những người bị ông ta lừa đảo, thậm chí đem cả quần đùi của ông ta ra bán. Andres Serrano, nghệ sĩ nổi tiếng với tác phẩm “Piss Christ”, đã trả 700 đô-la (“có vẻ rẻ bèo”) cho 22 đôi giày trong bộ sưu tập đồ sộ của Madoff, trong đó có cả giày lười họa tiết da báo.

Theo Behar, những gì Madoff đọc trong tù có cuốn tiểu thuyết “Battle Cry” năm 1953 của Leon Uris. Nhưng những cái chết khủng khiếp của nhiều người liên quan trong câu chuyện Madoff — một tỷ phú dùng thuốc quá liều nổi lềnh phềnh trong hồ bơi ở Palm Beach; giỏ rác văn phòng của nhà tài chính người Pháp chứa đầy máu từ cổ tay bị cắt của ông ta — lại giống với tác phẩm của John Grisham hơn.

Cuốn sách “Madoff: The Final Word” giải thích cẩn thận những vấn đề phức tạp như thái độ quay mặt của J.P. Morgan Chase, mà Behar gọi là “con thủy quái khát máu khi liên quan đến Bernie Madoff”, hay phiên tòa xét xử Madoff Five, và còn có cả những lời cảm thán, lời bình và biểu cảm như “Bụp!” và “thấy chưa”. Những cuộc trò chuyện gần gũi của tác giả với Madoff — chẳng hạn, tác giả tiết lộ nhà trị liệu tâm lý của Madoff trong tù trấn an rằng ông ta chỉ đang biểu hiện cơ chế ngăn cách tâm lý chứ không phải tâm thần rối loạn nhân cách chống xã hội — sẽ được củng cố rất nhiều bằng chú thích cuối trang để phân biệt giữa tài liệu mới và tài liệu cũ.

Mãi đến giữa cuốn sách, chúng ta mới biết tiền đầu tư của Madoff đã được sử dụng để chi trả cho khoản đặt cọc khiêm tốn của chính tác giả để mua một căn hộ; bà dì Adele của tác giả là một trong những người mất hết tiền tiết kiệm cả đời, vậy mà bà đã chấp nhận được sự việc một cách đáng kinh ngạc. “Tôi gọi Bernie là 'Gonif bé nhỏ của tôi '," bà dì nói, "đó là từ ngữ tiếng Yiddish để chỉ một tên trộm hoặc một tên lừa đảo. 'Con gonif ăn trộm kẹo mút của người khác nhưng ăn trộm theo cách cực kỳ dễ thương.'”

Behar cũng có vẻ quyết tâm nhìn ra nhân tính ở Madoff và bi kịch của gia đình ông ta.

Người con trai lớn, Mark, tự sát năm 2010, đúng một năm sau ngày cha anh ta bị bắt; người con nhỏ hơn, Andrew, qua đời vì bệnh ung thư hạch 4 năm sau đó, và Bernie không được phép tham dự cả hai đám tang. Behar viết: “Mất đi những đứa con đã là bản án chung thân, nhưng phải khóc thương khi ngồi trong cái lồng giam nghĩa đen là điều không thể chịu đựng được, ngay cả đối với một dã thú ăn thịt người trong lĩnh vực tài chính”.

Tác giả nhận thấy có sự hài hước nghiệt ngã ở góa phụ của Madoff, bà Ruth, mức độ đồng lõa của bà hiện vẫn chưa xác định được. Behar phỏng vấn vị luật sư đang cố gắng trả lại cho bà Ruth chiếc giường cưới có vòm che — "ngắn hơn cỡ giường nữ hoàng" — và trích lời vị cảnh sát FBI cứng rắn đã mắng bà vì hút thuốc. “Ruth, cứ như thế sẽ chết đấy,” anh ta nói. “Giá mà như thế được,” bà đáp lời.

“Không có gì ngạc nhiên khi Bernie chẳng e ngại nhà tù,” viên cảnh sát kể sau đó. “Bà ta không bao giờ chịu câm [**] họng lại.”

Có lẽ gây tranh cãi nhất là việc tác giả Behar dành cả chương dài phản đối người ta mô tả những khách hàng bị mất trắng của Madoff là “nạn nhân”, thay vào đó tác giả thích dùng thuật ngữ “kẻ thua cuộc”. Rốt cuộc, tác giả viết, “những kẻ tội nghiệp bất hạnh này kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ, ổn định đến mức không thể tin được mà chẳng hề kêu ca — thường là trong nhiều thập kỷ”.

Tác giả nói đúng khi cho rằng nhà đầu tư nên thực hiện thẩm định kỹ lưỡng. Nhưng cách tác giả lặp lại mà tự mình không nhận thức được những lời chỉ trích thường thấy của Donald J. Trump khiến cho nỗ lực ở cuối cuốn sách, muốn đưa Madoff và cựu tổng thống Trump trở thành biểu tượng minh họa cho cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của cả quốc gia, có vẻ nông cạn.

Trong một đám đông nhiều con người bao gồm kế toán, nhân viên đánh máy, thư ký, thương nhân, kẻ phản bội, chuyên gia phân tích, quan chức Sở chứng khoán, luật sư, nhân viên tòa án và dì Adele thân yêu đã qua đời — bà từng làm việc với các nhà thần kinh học và kêu gọi giám định pháp y các nếp gấp ngoằn nghèo trên não của Bernie Madoff — nhà trị liệu tâm lý mà tác giả Behar tham vấn có vẻ giống như người được mời vào phút cuối và có phần lạc quẻ.

Dù có nhiều đoạn kỳ lạ và giật gân, cuốn sách “Madoff: The Final Word” vẫn chắt lọc được tinh túy của câu chuyện có tầm cỡ rất lớn. Nếu đây là lần đầu tiên bạn thưởng thức câu chuyện thì lại càng tuyệt vời.

MADOFF: The Final Word | By Richard Behar | Avid Reader Press | 384 pp. | $35

Alexandra Jacobs is a Times book critic and occasional features writer. She joined The Times in 2010. 
_____
From The New York Times:

Jailhouse Correspondence Gives Bernie Madoff the ‘Final Word’

The journalist Richard Behar communicated extensively with the disgraced financier. His rigorous if irreverent book acknowledges his subject’s humanity.

https://www.nytimes.com/2024/06/30/books/review/madoff-the-final-word-richard-behar.html

Cormac McCarthy không bao giờ nói về nghệ thuật sáng tác nhưng vẫn có một ngoại lệ ngạc nhiên thú vị

nguồn: nytimes

biên dịch: nguyễn quỳnh anh

Tuy nổi tiếng ngại đưa ra lời khuyên, tác giả Cormac McCarthy lại đưa ra rất nhiều quan điểm và biên tập tỉ mỉ cho người bạn lâu năm: Roger Payne, nhà sinh vật biển đưa tiếng hát của cá voi đến với thế giới.


Tình bạn kỳ lạ giữa nhà sinh vật biển Roger Payne (trái) và Cormac McCarthy trở thành mối hợp tác sáng tạo kéo dài hàng thập kỷ.

Thời điểm nhà sinh vật biển Roger Payne giành được "Giải thiên tài" MacArthur năm 1984, tên tuổi của ông đã có chỗ đứng vững chắc: được ghi nhận là người giúp khám phá ra cấu trúc bài hát của cá voi lưng gù, ông phổ biến những tiếng kêu và tiếng rít bí ẩn của cá voi thông qua loạt đĩa thu âm thực địa góp phần thúc đẩy phong trào bảo tồn biển.

Đến thập niên 1990, trong phong trào khoa học đại chúng lan truyền đến hàng triệu khán giả cảm giác hứng thú kinh ngạc đối với động vật biển có vú, Payne tham gia nhiều cuộc phỏng vấn, chỉ đạo phim IMAX và thuyết minh cho phim tài liệu truyền hình bằng giọng New England quý phái, khiến người ta nghe rõ từ "cá voi" trong tiếng Anh được đánh vần có chữ "h".

Ông cũng bắt đầu viết bản thảo cho một cuốn sách. Phần là hồi ký, phần là về lịch sử và phong trào hoạt động, cuốn sách "Among Whales" (Trong thế giới cá voi) có mục đích nêu bật tối đa mối lo ngại khi các đại dương ngày càng ô nhiễm, cùng với niềm tôn kính đối với những gã khổng lồ đang bị đe dọa của đại dương. Đây là cuốn sách đầu tiên của ông, trong quá trình viết, ông nhờ người bạn mới Cormac McCarthy, nhà văn ông gặp tại buổi hội ngộ của Chương trình MacArthur, giúp đỡ biên tập.

McCarthy giành được giải MacArthur đầu tiên năm 1981, khi ấy ông vẫn là nhà văn ít người biết đến nhưng được kính trọng, đang trong quá trình sáng tác "Blood Meridian" (Thiên đỉnh máu). Ông kể lại sau đó ông tham dự mọi buổi gặp mặt của giải MacArthur. Ông cố tình tránh các nhà văn khác tại những sự kiện này, nhưng khi gặp Payne, hai người đã trở nên "gắn bó khăng khít"; Lisa Harrow, vợ góa của Payne, kể lại như vậy sau khi ông qua đời. Đến năm 1986, họ cùng nhau đi du lịch đến Argentina ngắm cá voi.

Payne qua đời ngày 10.6.2023, để lại những hộp tài liệu chưa được phân loại ghi lại tình bạn lâu dài, đầy tính cạnh tranh và sáng tạo của ông với McCarthy, người bằng hữu sống lâu hơn ông ba ngày.

Trong sự nghiệp lâu dài của mình, McCarthy hiếm khi tham gia phỏng vấn và nổi tiếng giữ im lặng về quá trình sáng tạo cũng như cách tiếp cận nghệ thuật. Trong các bản thảo cuốn sách "Among Whales", nằm trong số tài liệu do Payne để lại, hiện đang được chuẩn bị đưa vào một viện nghiên cứu, McCarthy tiết lộ nhiều quan điểm nghệ thuật của mình.


Roger Payne, mặc áo sơ mi xanh và quần tây sẫm màu, đang ngồi ở mũi tàu. Cuốn sách "Among Whales" của Payne — bày tỏ lo ngại về tình trạng đại dương ngày càng ô nhiễm và niềm tôn kính đối với những cư dân to lớn nhất của đại dương — được xuất bản năm 1995.

McCarthy trút xuống cơn mưa logic và kỷ luật lên những câu văn của Payne, thường lãng mạn, da diết nhưng cũng hay bị vòng vo, dài dòng và mang tính thuyết giảng đạo đức do ngọn lửa nhiệt tình thiếu kiểm soát.

"Giản lược và bỏ bớt đi," McCarthy gầm gừ viết trên lề.

"Tối nghĩa, nhưng — mừng thay — chúng ta có thể lược đi càng tốt."

"NẾU nội dung tự hấp dẫn — mà nội dung này quả thực như vậy — thì cố gắng tô điểm thêm hoặc làm cho nó 'hấp dẫn' sẽ phản tác dụng."

"Hãy nhớ lại chính xác sự việc xảy ra."

"Chỗ này diễn đạt không tốt. Nghe giống văn nói. Văn viết phải khác."

"Nếu cho rằng người đọc có trí thông minh thấp, thì nhóm độc giả của ông sẽ chính là người như vậy. Ông thật sự muốn như thế sao?"

"Viết lại: Rõ ràng Trực tiếp Đơn giản Sắc bén Chính xác Ngắn gọn."

"Đây toàn là những từ hoa mỹ."

"Tất cả cần sắp xếp lại. Mở đầu, thân, kết. Đó là tất cả cho một câu chuyện."

"Ừ, Ổn thôi. Ngáp."

"HOAN HÔ! Quay lại với thực tế nào."

"Ông đang thách thức người đọc tìm ra ngoại lệ. Họ sẽ làm được thôi."

"Hoàn toàn không thể giải nghĩa được."

"Chúa ơi, Roger."

"KHÔNG."

Cuốn sách cũng là cuốn cuối cùng của Payne.

Mặc dù gay gắt, McCarthy cũng có lúc khích lệ. "Roger: tôi đọc đoạn này trong nước mắt," khi nói đến đoạn văn tuyệt đẹp Payne viết về Patagonia — Chương 2 trong sách. Ông ấy ký là "Thân mến. C."

Tiểu thuyết của chính McCarthy thường không khoan nhượng và mang tính bạo lực, lời văn trần trụi và khắc nghiệt như chính khung cảnh câu chuyện diễn ra. Câu văn của ông thường không có dấu chấm phẩy hay dấu ngoặc kép. Ông thường tìm thuật ngữ chính xác, ngay cả những thuật ngữ khó hiểu như "riprap" (đá hộc, đá kè) và "animalcule" (vi động vật), sánh ngang với cấp độ của sách hướng dẫn kỹ thuật. Khi đảm nhận vai trò biên tập, McCarthy cũng làm việc với những cột kẻ bằng bút chì tỉ mỉ và sắc nét, thành thạo sử dụng các ký hiệu hiệu đính, giúp đưa mục tiêu của người bạn mình nổi bật lên rõ ràng.

"Tôi hết sức chăm chú tỉ mỉ trong từng chữ cái để hiệu quả khi đọc đạt mức tối đa," ông trấn an Payne qua điện thoại hồi năm 1993.

Cận cảnh chỉnh sửa của McCarthy.


McCarthy trút xuống cơn mưa logic và kỷ luật lên những câu văn của Payne, thường lãng mạn, da diết nhưng cũng hay bị vòng vo, dài dòng và mang tính thuyết giảng đạo đức do ngọn lửa nhiệt tình thiếu kiểm soát.

Từ năm 1992 đến 1993, Payne vội vàng ghi lại các quy tắc của McCarthy giống như sinh viên ghi chép bài giảng, sau đó gõ lại những ghi chú này vào máy tính. Trong một ghi chú, McCarthy trích dẫn Rudyard Kipling — "Có điều ẩn giấu. Hãy đi tìm" — và gợi ý Payne "giữ lại một số thông tin nhất định, cuối cùng tiết lộ ở phần cuối." Trong một ghi chú khác: "Nếu ông muốn đưa ra luận điểm, tốt hơn hết hãy để người đọc tự khám phá ra."

Vào lúc Payne thấy việc chỉnh sửa tốn quá nhiều công sức, McCarthy đưa ra quan điểm có tầm nhìn xa: "Ông bạn phải sẵn sàng bỏ ra thời gian và công sức cần thiết để viết nên được một cuốn sách hay," ông đáp lời, "bởi vì cuốn sách sẽ tồn tại lâu dài, đến tận sau khi lý do không có thời gian để hoàn thiện nó bị lãng quên."

Nguyên tắc — không chỉ về tính rõ ràng — thường xuyên có thể bị vi phạm. Khi Payne thuyết giảng "có rất nhiều hệ sinh thái khác nhau bao gồm cả những đầm lầy có mùi hôi thối cũng như những sa mạc khô cằn tàn bạo mà chúng ta phải tôn trọng như những thứ có quyền bình đẳng với ta," McCarthy cười nhạo ông. "Cá voi xanh không sống sót bằng cách tôn trọng quyền bình đẳng của loài giáp xác," ông viết. "Cá voi ăn chúng. Lại còn quyền của đầm lầy? Thật điên rồ."

Cuộc tranh luận chuyển sang ngôn ngữ. "Tôi nghĩ vấn đề ở đây dường như là bởi ông cứ làm như cá heo có thể nói chuyện," McCarthy khuyên nhủ khi Payne ví hành vi của những loài động vật có vú đó với sự dạy dỗ của con người: "Có lẽ ông nên chỉ ra chúng không nói được."

Cận cảnh trao đổi giữa McCarthy và Payne


Các cuộc thảo luận về khả năng của động vật cũng bộc lộ quan điểm của họ về loài người. Khi Payne, lúc đó đang sống ở London, phàn nàn trong bản thảo, rằng người Anh không bao giờ học được cách "chia sẻ vấn đề", McCarthy cảnh báo ở bên lề rằng "Tôi chia sẻ nỗi bực bội của ông bạn với thái độ khô cứng của họ, nhưng tôi cũng thông cảm với việc Waugh ca ngợi sự thân mật và sợ hãi sự quen thuộc."

Lúc xuất bản sách năm 1995, Payne cắt bỏ câu văn về đầm lầy, đoạn văn chê bai người Anh và nhiều thứ khác theo yêu cầu của McCarthy. Mặc dù dành tặng cuốn sách cho người bạn của mình với lời đề tựa ghi tạc "lòng ngưỡng mộ đối với tài năng của ông ấy", Payne tiếp thu mà không ghi chú thích nhiều nhận xét của McCarthy, thậm chí cả những đoạn văn hoàn chỉnh.

Cho nhận qua lại diễn ra theo hai chiều. Trong lưu trữ của mình, Payne giữ một bản đánh máy không đề ngày có nội dung là kịch bản phim "Cá voi và Con người" của McCarthy. McCarthy đề cập đến "câu chuyện về cá voi" ngay từ năm 1986, nhưng độ tương đồng trong văn bản của kịch bản cho thấy ông ấy biên soạn cùng quãng thời gian sửa bản thảo sách cho Payne khoảng năm 1992 và 1993. Đại học Texas State cũng lưu giữ một bản sao. Kịch bản này chưa bao giờ được sản xuất.

Là tác phẩm lạc quan nhất trong số các tác phẩm của McCarthy, "Cá voi và Con người" là phim hài kịch phong cách Anh-Mỹ lấy bối cảnh tại những khách sạn ven biển Florida, trong ngôi biệt thự trang viên kiểu Ireland thế kỷ 18 và trên những con tàu biển trong giai đoạn 1983 và 1984.

Trong phim, nhà sinh vật biển Guy nghiên cứu cá voi mặc dù anh buồn bã chấp nhận — không giống như Payne — số phận tuyệt chủng của chúng. Đồng hành cùng nhân vật Guy là nhà quý tộc Ireland dễ mến Peter, và bác sĩ người Mỹ đang chán chường John Western, nhân vật này theo khía cạnh nào đó là hình mẫu cho nhân vật Bobby Western, kẻ cô độc đầy lôi cuốn trong tiểu thuyết cuối cùng của McCarthy. Cùng với cô bạn gái Kelly của John, họ suy ngẫm về khả năng giao tiếp và nhận thức của cá voi, bí ẩn về động vật càng làm tăng thêm những khao khát không thể nói ra của con người trên tàu.

Nhân vật Peter có trí nhớ siêu phàm đối với các nhà thơ Ezra Pound và Dylan Thomas nhưng đồng thời — do chấn thương thời thơ ấu — anh ta có ác cảm với ngôn ngữ. Ngôn từ đã tách rời khỏi những vật thể thực tế chúng biểu đạt, anh nói với Guy: "Tôi bắt đầu thấy mọi nỗ lực sử dụng biểu tượng đều là sự xa lạ hóa. Mỗi tượng đài đều là hình ảnh sai lệch."

Ngược lại, cá voi dường như không gặp vấn đề gì trong việc giao tiếp về những trải nghiệm trực tiếp, Guy giải thích. Nước dẫn âm tốt hơn không khí, cho phép đàn cá voi tạo thành "mạng lưới sống" trải dài nhiều dặm, John nói thêm, với niềm thích thú giống như Payne.

Bộ não của cá nhà táng thậm chí còn "lớn gấp bảy lần" so với chúng ta, Guy kinh ngạc, hàm ý về trí tuệ sâu sắc chúng ta chưa khám phá ra. Có lẽ chúng "suy ngẫm về vũ trụ", anh nói. "Tôi biết nghe phi lý. Nhưng liệu có không? Chúng ta có biết được không?"

Trí tuệ không thể hiểu được là chủ đề thảo luận của Payne. Bộ não ấy có thể chứa đựng điều gì? McCarthy cũng từng khai thác điểm này, thông qua ham muốn vô thức của các anh hùng Cornelius Suttree và Alicia Western, với bài luận năm 2017 của ông "The Kekulé Problem" (Vấn đề Kekulé) và với những con ngựa và chó sói trong Bộ ba Biên giới bom tấn thời kỳ thập niên 1990. Như McCarthy từng nói với Payne qua điện thoại năm 1989, trong khi viết "All the Pretty Horses" (Những con tuấn mã) : "Ngôn ngữ không phải dấu hiệu của trí thông minh mà đó là cách duy nhất để chúng ta tư duy."


Bức ảnh: Payne (bên trái) mặc áo đen và sơ mi xanh nhạt đang xem tấm ảnh trên tay. McCarthy, mặc áo khoác xanh và sơ mi sẫm màu, cũng vậy. McCarthy qua đời ngày 13.6.2023 — chỉ ba ngày sau khi Payne qua đời.

Khi họ dần có tuổi ở thập niên 2000, Payne vẫn ghi âm lại các cuộc điện thoại của hai người. Các cuộc trò chuyện xoay quanh những bài báo trên trang Bình sách New York, danh tiếng và vai trò làm cha mới của McCarthy, Herman Melville, W.G. Sebald, Carl Sagan, "tình trạng tuyến tiền liệt của chúng ta", chính trị chủng tộc phức tạp trong vở kịch "The Stonemason" (Người thợ đá) của McCarthy và món mứt cam McCarthy đòi có được từ London (vị cam Seville, thêm vỏ). Về cú va đập ở bãi gỗ Texas khiến ông chảy máu, McCarthy kể với Payne, ông nói với những người chứng kiến đang hoảng sợ: "Tôi không có thời gian đợi xe cứu thương từ El Paso — sẽ chết hết cả mất," sau đó "chỉ quấn một chiếc khăn quanh đầu, vặn chặt khăn lại và tự lái xe đến bệnh viện."

Đến năm 2019, McCarthy, 86 tuổi, chuyển sang lĩnh vực toán học và vật lý, và đang hoàn thành tác phẩm cuối cùng của mình, hai tiểu thuyết song hành "The Passenger" và "Stella Maris", trong khi Payne, 84 tuổi, đang giúp khởi động một dự án cố gắng giao tiếp với cá voi bằng trí tuệ nhân tạo.

Tháng trước, sáng kiến mang tên Project CETI (Cetacean Translation Initiative - Sáng kiến Dịch thuật Cá voi) công bố phát hiện ra toàn bộ kho tàng tiếng lách tách và tiếng rung trong nhóm cá nhà táng.

Nhưng trước khi thành lập dự án năm 2020, Payne nhờ McCarthy chỉnh sửa đề xuất tài trợ của Dự án CETI. "Lý do khiến loài người rơi vào khủng hoảng hiện tại là vì chúng ta luôn đặt nhu cầu con người lên trên nhu cầu của phần còn lại của sự sống," lời kêu gọi hành động ghi ngắn gọn. "Đó là sự mù quáng bao trùm loài người — khuyết điểm chí mạng của chúng ta."

"Đó cũng là cách chúng ta thống trị," McCarthy phản pháo trong một ghi chú được Payne giữ lại. "Roger, tôi thấy không đồng tình với bất kỳ điều gì trong những lời này. Chúng ta ở vị trí hiện tại là nhờ ngôn ngữ biểu tượng. Xong. Hết. Dừng lại. Chấm dứt. Kết thúc câu chuyện." Cuối cùng, kịch bản về cá voi của ông kết thúc bằng một chuỗi những giao thoa sâu sắc thông qua ngôn ngữ của con người: một bài thơ, một lá thư, một bài phát biểu tại Quốc hội.

Bất chấp những lời chỉ trích của McCarthy, trong những ngày trước khi qua đời, Payne đăng một phiên bản của lời tuyên ngôn ấy trên Tạp chí Time — tiếng thét xông trận cuối cùng của một cuộc đời không mệt mỏi bảo vệ động vật.

Chỉ là lần này, Payne giảm bớt cơn giận của mình bằng một cụm giới từ: "... phần lớn là vì chúng ta luôn đặt nhu cầu con người lên trên nhu cầu của phần còn lại của sự sống." Đó là nhượng bộ cuối cùng của Payne đối với người bạn khó tính của mình, và cũng là lần biên tập cuối cùng của McCarthy.
_____
From The New York Times:

Cormac McCarthy Did Not Talk Craft, With One Surprising Exception

Notoriously reluctant to give advice, the author offered his views, and meticulous edits, to a lifelong friend: Roger Payne, the marine biologist who introduced the world to whale song.

https://www.nytimes.com/2024/06/15/books/booksupdate/cormac-mccarthy-roger-payne.html

Vị bác sĩ thú y nhận khám bệnh tại gia — và tại cả những căn penthouse sang trọng

nguồn: nytimes

biên dịch: nguyễn quỳnh anh


Trong cuốn hồi ký "Pets and the City" (Thú cưng và Phố thị), tác giả Amy Attas hồi tưởng lại ba thập kỷ chăm sóc động vật (và cả con người) ngay tại nhà họ.

Bức ảnh có hình Amy Attas, bác sĩ thú y, đang bế chú chó nhỏ màu đen, trong trang phục sơ mi ngắn tay màu trắng, đeo ống nghe quanh cổ, mái tóc muối tiêu buông xõa ngang vai.

"Khi những đứa trẻ khác chơi với búp bê, tôi lại chơi bác sĩ thú y," Amy Attas kể lại. "Thời thế hồi ấy khác lắm, bác sĩ nhi khoa của tôi thực sự tặng cho tôi ống tiêm y tế đã qua sử dụng, tôi gắn kim dài vào, đổ đầy nước rồi tiêm cho thú nhồi bông của tôi."

Nếu bạn từng cố gắng nhét con thú đang gào rít, cào cấu, giãy giụa và tè dầm lung tung vào túi đựng mèo, bạn sẽ đánh giá cao cách bác sĩ Amy Attas hành nghề thú y: đến tận nhà khám bệnh.

Attas chứng kiến đủ mọi điều, từ những căn hộ penthouse sang trọng đến những ngôi nhà tác giả miêu tả trong cuốn hồi ký mới, "Pets and the City", là "bẩn thỉu đến mức chỉ hít thở không khí ở đấy cũng làm tôi sợ chết khiết." Tác giả từng chụp X-quang cho chú chó terrier nuốt phải nhẫn sapphire. Điều trị cho chú lợn bụng phệ của một nhà sản xuất phim khiêu dâm. Billy Joel rất biết ơn tác giả đến chăm sóc chú chó pug ba chân màu đen của ông; Cher thì không vui cho lắm, sau khi chú chó cứu hộ của cô được chẩn đoán mắc bệnh ghẻ sarcoptic, căn bệnh này có thể lây sang người. Attas viết, "Cher tung áo choàng tắm để lộ toàn bộ thân hình tuyệt vời của mình," và hỏi, "vết phát ban trên người có giống như thế này không?"

Phần lớn bệnh nhân của Attas — "bệnh nhân của tôi là chó và mèo; khách hàng của tôi là con người" — thuộc sở hữu của những người bình thường.

"Cho dù tôi có cắt móng chân cho mèo của tỷ phú hay trò chuyện với người gác cửa tòa nhà về chứng khập khiễng con chó nhà ông ấy mắc phải, tôi đều đối xử với mọi khách hàng như nhau, bởi vì ai cũng đều yêu thương thú cưng của họ hết lòng," tác giả viết. "Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội hay tài khoản ngân hàng."

Tháng trước, Attas trò chuyện với tờ The New York Times về công việc, cuốn hồi ký và những điều tác giả mong muốn nhiều người biết hơn về việc sống chung với những người bạn (hầu hết là) bốn chân. Cuộc trò chuyện được biên tập cho ngắn gọn và rõ ràng.

Trước tiên, vì sao không có nhiều bác sĩ thú y đến khám bệnh tại gia?

Khám chữa bệnh tại nhà khó khăn hơn nhiều so với làm việc trong bệnh viện. Tôi thường xuyên mất 10 tiếng mỗi ngày ngồi trên ghế sau xe hơi. Tôi ăn sáng và ăn trưa ở đó luôn. Bạn phải lên kế hoạch các điểm dừng vệ sinh. Tuy vậy, bệnh nhân của tôi thì thấy thoải mái hơn khi được ở nhà.

Với lịch trình dày đặc như vậy — lên đến 12 cuộc gọi khám mỗi ngày — điều gì khiến bà quyết định viết sách?

Tôi nhận ra mỗi ngày về nhà, tôi đều nói với chồng mình, "Anh sẽ không tin nổi chuyện xảy ra hôm nay đâu", điều đó cho thấy trải nghiệm của tôi khác biệt so với bác sĩ thú y khác.

Khi nhìn lại sự nghiệp, ký ức đầu tiên hiện lên trong tâm trí bà là gì?

Một vị khách hàng mới có chú chó già và muốn lên kế hoạch kiểm tra định kỳ để theo dõi sức khỏe cho nó. Khi tôi bấm chuông cửa, tôi không nghe thấy tiếng chó sủa, điều này rất bất thường. Sau đó, cửa mở ra và không có ai ở đó. Cảm giác hơi rùng rợn. Tôi thấy bệnh nhân của mình tự mở cửa nhờ cái ròng rọc trong miệng. Từ phòng bên kia, tôi nghe thấy tiếng ai đó vọng ra, "Tôi ở đây! Butter sẽ dẫn cô vào."

Khách hàng của tôi mắc căn bệnh khiến cơ thể suy yếu. Khi tôi gặp cô ấy, cô đã bị liệt hai chân; cuối cùng sau này bị liệt cả tứ chi. Butter là chó hỗ trợ của người chủ. Tôi hoàn thành việc kiểm tra, và người chủ ra lệnh cho Butter mang đến túi xách cho mình. Cô chó này có vốn từ vựng hơn 100 từ, có khả năng một mình nó làm nhiệm vụ chăm sóc cho chủ nhân vài giờ trong ngày để cô ấy có thể duy trì sự độc lập.

Joan Rivers giúp bà xây dựng sự nghiệp như thế nào?

Tôi từng làm việc tại một bệnh viện thú y và Joan là khách hàng VIP. Một ngày nọ, bà ấy đến tiêm phòng cho chó và ông chủ tôi nói, "Quý bà Rivers, không cần chờ đợi. Tôi có thể tiếp bà ngay bây giờ." Và bà ấy nói, "Không sao đâu, tôi muốn đợi Amy." Cô nhân viên lễ tân chứng kiến ông chủ tôi tức đến xì khói.

Rốt cuộc khi ông ấy sa thải tôi, Joan gọi tôi và nói, "Có chuyện gì vậy?" Tôi hỏi bà ấy muốn tôi kể vắn tắt cho nhanh hay kể chi tiết, thế là bà ấy đáp, "Tôi muốn biết mọi chi tiết và tôi sẽ đảm bảo tất cả mọi người ở Khu Upper East vùng Manhattan đều biết mọi chi tiết."

Khách hàng nên mong đợi điều gì ở động vật giải cứu?

Đầu tiên, tôi khuyên bạn nên kiên nhẫn. Giống như khi người ta nói "Tôi nghĩ mình muốn có con", họ không thể có con ngay ngày hôm sau. Thứ hai, bạn muốn gì ở thú cưng? Bạn muốn bạn đồng hành cùng tập chạy hay cùng nằm trên ghế sofa? Thứ ba, bạn có bao nhiêu thời gian và tiền bạc? Bạn có muốn thú cưng lông dài bạn phải chải chuốt hằng ngày không? Đây là những điều mọi người thường không nghĩ đến khi nhìn thấy chú chó con dễ thương. Cuối cùng, bạn cần có cảm giác gắn kết với con vật này. Nếu không, tìm thú cưng khác cũng không sao.

Từng chứng kiến tận mắt những nỗi đau khổ rất lớn. Làm thế nào bà có thể vượt qua về mặt cá nhân?

Khi còn là bác sĩ thú y trẻ, tôi được gọi đến tiêm thuốc an tử cho một thú cưng tôi chưa từng gặp trước đây. Gia đình nói với nó họ yêu thương nó biết bao, nó quan trọng đến thế nào, họ sẽ nhớ nó nhiều ra sao. Họ khiến tôi rơi nước mắt vì họ nói đúng những gì tôi sẽ nói với thú cưng của mình. Khi tôi hoàn thành, một bác sĩ lớn tuổi hơn nói, "Tôi đảm bảo cô sẽ vượt qua được chuyện này." Tôi tự nhủ, "Ngày nào tôi vượt qua chuyện này, thì tôi không nên theo nghề này nữa."

Vì sao mối quan hệ của chúng ta với động vật lại quan trọng đến vậy?

Thú cưng có khả năng tuyệt vời giúp chúng ta bình tĩnh. Trở về nhà sau một ngày căng thẳng và được một sinh vật nhỏ bé yêu thương bạn vô điều kiện chào đón — điều này khiến bạn cảm thấy khá hơn nhiều. Động vật chấp nhận chính con người chúng ta.
_____
Elisabeth Egan is a writer and editor at the Times Book Review. She has worked in the world of publishing for 30 years. 

From The New York Times:

This Veterinarian Makes House — and Penthouse — Calls

In her memoir, “Pets and the City,” Amy Attas reflects on three decades of caring for animals (and, by extension, humans) right in their own homes.

https://www.nytimes.com/2024/06/19/books/pets-and-the-city-amy-attas.html

Vì sao chế độ chuyên chế lại phát triển mạnh?

Là do kinh tế, ngốc ạ.

nguồn: nytimes

biên dịch: nguyễn quỳnh anh

Trong cuốn “Autocracy, Inc.” (Tập đoàn chuyên chế), nhà sử học đoạt giải Pulitzer bàn về việc các tổ chức tài chính và thỏa thuận thương mại góp phần lan truyền chế độ chuyên quyền trên khắp thế giới.

[Tổng thống Nga Vladimir V. Putin, giữa, và Igor Sechin, CEO công ty dầu mỏ Rosneft của Nga, bên phải, năm 2023.]

Có hiện tượng mới đang xảy ra trong thế giới của những người bị áp bức, theo nhà sử học Anne Applebaum. Nếu như mâu thuẫn ngầm của thế kỷ 20 diễn ra giữa các “khối” đồng minh chính thức có liên kết về mặt ý thức hệ, thì giới lãnh đạo chuyên chế ngày nay đa dạng hơn—pha trộn giữa những người tự cho là theo chủ nghĩa Marx, người mị dân phi tự do, băng đảng tội phạm tham nhũng, bạo chúa kiểu cũ và những kẻ thần quyền kiểu mới.

Tất nhiên, họ có cùng quan điểm nếu không muốn nói là cùng hệ tư tưởng, trong đó chủ nghĩa quốc tế tự do là được coi là vỏ bọc cho chủ nghĩa đế quốc, là phương tiện để Washington và Brussels áp đặt lợi ích và văn hóa suy đồi (đặc biệt là thái độ khoan dung đối với nhóm LGBTQ) lên phần còn lại của thế giới. Nhưng tác giả Applebaum cho rằng các nhà lãnh đạo chuyên chế ngày nay chủ yếu gắn kết thông qua “thỏa thuận chứ không phải hệ tư tưởng”. Nhờ hệ thống tài chính toàn cầu mờ ám, họ thực hiện hoạt động buôn bán sôi nổi đối với công nghệ giám sát, vũ khí và khoáng sản quý giá, rửa tiền bẩn cho nhau và thông đồng để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tác giả gọi đây là “Autocracy, Inc.” (Tập đoàn chuyên chế)

Trong khoảng một thập kỷ qua, tác giả Applebaum theo đuổi quỹ đạo khá quen thuộc, đi từ người theo chủ nghĩa tân bảo thủ Đại Tây Dương đến người theo chủ nghĩa chống dân túy Jeremiah. Cuốn sách trước của tác giả, “Twilight of Democracy” (Hoàng hôn của Dân chủ), đặt ra vấn đề vì sao rất nhiều đồng minh cũ bên cánh hữu cũ của bà – các nhà hoạt động và nhà báo thời Thatcher và Reagan ở London, Washington, Budapest và Warsaw – từ bỏ chủ nghĩa tự do cổ điển để theo đuổi một dạng chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Vì sao John O'Sullivan, từng phụ trách viết diễn văn cho Margaret Thatcher, lại tuyên truyền ủng hộ nhà độc tài Hungary Viktor Orban? Vì sao Rafael Bardají trước đây là nhà xã hội học trung hữu lại làm việc cho đảng Vox cực hữu của Tây Ban Nha? Thái độ của Applebaum trong cuốn sách ấy chính là kinh ngạc phẫn nộ: Vì sao bằng hữu của tác giả lại từ bỏ các giá trị (“ủng hộ châu Âu, ủng hộ pháp quyền, ủng hộ thị trường”) mà bà tưởng họ cùng chia sẻ? Có lẽ lâu nay họ chỉ là những kẻ tự ái bị tổn thương và những kẻ dối trá hám danh, đang khai thác “khuynh hướng độc đoán” trong tâm lý quần chúng.

Công bằng mà nói, cuốn sách mới của Applebaum mạo hiểm đưa ra câu trả lời phức tạp hơn và phũ phàng hơn: Toàn cầu hóa có tác dụng, chỉ có điều nó không như tác giả và bạn bè từng nghĩ. Các chế độ chuyên quyền dần trở nên liên kết với nhau hơn, trong khi thương mại của Mỹ và châu Âu phụ thuộc vào các quốc gia chuyên chế — chẳng hạn như vào ngành sản xuất của Trung Quốc và dầu mỏ của Nga — từ đó trở thành vũ khí được sử dụng để chống lại phương Tây. Tác giả Applebaum viết: “Người ta cho rằng trong một thế giới cởi mở hơn, kết nối hơn, tư tưởng dân chủ và tự do sẽ lan rộng đến các quốc gia chuyên chế”. Không ai tưởng tượng nổi tư tưởng chuyên quyền và phi tự do “sẽ lan sang thế giới dân chủ”.

Và không chỉ có tư tưởng. Trước và sau khi Liên Xô sụp đổ, tiền mặt cướp từ kho bạc các nước Đông Âu chảy vào tài khoản ngân hàng ở London và Caribe. Gần đây hơn, các công ty vỏ bọc ở Delaware mua bất động sản ở New York thay cho tài phiệt Nga và Trung Quốc. Khi đó kế toán viên, đại lý bất động sản và luật sư châu Âu và Mỹ được hưởng những khoản phí khổng lồ cho việc che giấu tài sản bất chính của những kẻ tham nhũng quốc tế. Nói tóm lại, hệ thống toàn cầu phục vụ cho nhu cầu của chế độ chuyên chế; còn những kẻ chuyên quyền không bị ai ép phải thay đổi.

Tác giả Applebaum nhận thức rõ khó khăn trong quá trình khắc phục tình trạng này: “Những người có quyền lực được hưởng lợi từ hệ thống hiện tại, muốn giữ tình trạng này như cũ, và có mối liên kết sâu rộng trên toàn bộ phạm vi chính trị”. Tác giả không phải người theo chủ nghĩa chống tư bản, nhưng tác giả đề nghị cải cách hệ thống tài chính — chẳng hạn như yêu cầu công ty phải đăng ký dưới tên chủ sở hữu thực sự, đó là điểm rất xác đáng và có giá trị.

Tuy nhiên, phần khuyến nghị về chính sách đối ngoại của tác giả lại có phần mang chủ nghĩa yêu nước mơ hồ. Applebaum giải thích, cuộc đối đầu hiện tại có thể không trực diện đơn giản như thời Chiến tranh Lạnh, nhưng thế giới vẫn có thể chia thành kẻ tốt và kẻ xấu. Những kẻ chuyên quyền hiện đại và những kẻ muốn theo đuổi phi tự do, “dù hệ tư tưởng của họ có khác nhau đến đâu, vẫn có kẻ thù chung”, Applebaum viết. “Kẻ thù đó chính là chúng ta. Nói chính xác hơn, kẻ thù đó là thế giới dân chủ, 'phương Tây', NATO, Liên minh châu Âu, những đối thủ dân chủ nội bộ của chính họ và những tư tưởng tự do truyền cảm hứng cho tất cả.”

Tôi nghĩ nhiều độc giả sẽ không phản đối cách nhìn này, đặc biệt là kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine năm 2022, từ đó củng cố quan hệ thương mại và an ninh trong phạm vi của Nga (và giữa Nga và Trung Quốc), đồng thời khôi phục lại sức mạnh và sự tự tin về mặt đạo đức của NATO.

Vấn đề là, đồng minh của NATO không phải lúc nào cũng hành xử đúng đắn có đạo đức. Ả rập Saudi, quốc gia theo chế độ quân chủ tuyệt đối, ít được quan tâm hơn nhiều trong cuốn sách này so với các nền dân chủ phi tự do nhưng đang hoạt động gần gũi hơn với Nga. Tác giả Applebaum xếp Ả rập Saudi vào nhóm chế độ chuyên chế “hầu như không tìm cách làm suy yếu thế giới dân chủ”, nhưng thật khó để hiểu nổi vì sao một quốc gia nổi tiếng nhắm vào và giết hại những người bất đồng chính kiến ở hơn chục quốc gia lại không đóng góp đáng kể vào bầu không khí áp bức trên toàn cầu.


Tác giả Applebaum đặt nhiều hy vọng vào chế độ trừng phạt mạnh mẽ hơn và có hiệu lực thực thi hơn để chống lại trật tự thế giới độc tài. Tác giả liên tục lên án Venezuela và Iran vì giúp đỡ nhau thực hành “kỹ nghệ đen tối trốn tránh lệnh trừng phạt”. Tác giả chưa từng nghi ngờ liệu các biện pháp trừng phạt có thực sự là cơ chế hiệu quả (chưa kể kém nhân đạo hơn nhiều) để phổ biến dân chủ tự do hay không.

Có một số bằng chứng cho thấy trừng phạt có thể gây ra tác động ngược. Theo nhà kinh tế Agedit Demarais, các biện pháp trừng phạt có thể hiệu quả khi cú sốc diễn ra nhanh chóng và có mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như chấp nhận hạn chế chương trình hạt nhân quốc gia; nhưng thường kém thành công hơn khi tác động gây tổn gại kéo dài vô tận và tập trung vào mục tiêu lớn lao trừu tượng, như cách mạng chính trị. Trong trường hợp thứ hai, người dân của quốc gia bị trừng phạt thường đổ lỗi cho kẻ trừng phạt gây ra khó khăn cho đời sống của họ, và chính phủ tăng cường thương mại với các quốc gia bị trừng phạt khác — chính xác là hiện tượng Applebaum đang miệt mài ghi nhận. Cuộc chơi đẫm máu o ép kinh tế toàn cầu tạo ra những kẻ đồng bệnh tương lân kỳ lạ có thể cùng nhau hợp tác.

Trong nỗ lực kết nối kẻ thù của thế giới tự do, tác giả Applebaum đôi khi cũng đưa ra kết luận viển vông. Tác giả viết, các chế độ chuyên chế “theo dõi thất bại và chiến thắng của nhau, tính toán thời gian hành động của mình để tạo ra hỗn loạn tối đa”. Vì vậy, theo Applebaum, không phải ngẫu nhiên trong lúc viện trợ cho Ukraine đang bị Đảng Cộng hòa MAGA ở Mỹ và Viktor Orban ở Liên minh châu Âu cản trở, thì “hàng trăm nghìn công dân Venezuela, bị bần cùng hóa do chính sách của Maduro, đang vật lộn vượt qua Trung Mỹ hướng về biên giới Mỹ. Số lượng người dân nhiều chưa từng thấy đang góp phần thúc đẩy làn sóng phản ứng dữ dội theo kiểu dân túy, bài ngoại ở Mỹ và tăng cường sự ủng hộ cho phe MAGA của Đảng Cộng hòa, vốn đã công khai ủng hộ Putin trong cuộc chiến tiêu diệt Ukraine.”

Đoạn văn này muốn ám chỉ điều gì? Rằng tổng thống Venezuela Nicolás Maduro cố tình bỏ đói công dân của mình và buộc họ rời khỏi đất nước để giúp đỡ Đảng Cộng hòa ở Mỹ hay sao? Applebaum gọi đó là ví dụ về việc “các chế độ chuyên chế khác nhau mở rộng ảnh hưởng của họ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và thông tin khác nhau như thế nào”, nhưng điểm này bề ngoài có vẻ vô lý, đặc biệt là vì các đảng viên Đảng Cộng hòa, bao gồm cả người yêu thích nhà lãnh đạo mạnh mẽ như Donald Trump, là những người chỉ trích gay gắt nhất chính phủ xã hội chủ nghĩa của Maduro.

Tôi không chấp nhận được nhiều khía cạnh của chế độ mà tác giả Applebaum đưa ra để chế giễu. Quan điểm của tôi về chủ nghĩa quốc tế tự do luôn tương đồng với thái độ của Gandhi (có lẽ trích dẫn không chính xác) đối với “Nền văn minh phương Tây” — đó là điều nên làm. Nhưng những câu chuyện tầm thường của Applebaum khiến độc giả khó nhìn nhận thế giới sao cho rõ ràng, khó hiểu vì sao một số quốc gia đứng về phía kẻ thù của Mỹ còn số khác thì không.

Một trong những thất bại lớn của chủ nghĩa tân tự do là cho rằng tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến cùng nhau: Phương Tây sẽ có được thị trường mới và phương Đông sẽ có được nền dân chủ — chúng ta sẽ giàu có, còn họ sẽ được tự do — không có gì phải đánh đổi. Quan điểm mới của tác giả Applebaum không mơ mộng như vậy. Lần này sẽ phải có sự hy sinh. Chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng; Phố Wall sẽ la hét vì thuế quan. Nhưng nội dung cuốn sách “Autocracy, Inc.” quả thực mang lại một chút an ủi cho những ai đang than khóc về sự suy tàn của nước Mỹ: Những gì chúng ta đã mất trong quyền bá chủ kinh tế, chúng ta có thể bù đắp bằng tự tin về mặt đạo đức.

Nước Mỹ lại dẫn đầu thế giới tự do; chỉ là thế giới này nhỏ hơn trước đây.

By Sam Adler-Bell

Sam Adler-Bell is a co-host of the podcast “Know Your Enemy.”

AUTOCRACY, INC.: The Dictators Who Want to Run the World | By Anne Applebaum | Doubleday | 209 pp. | $27

Why Is Autocracy Thriving? Anne Applebaum Says: It’s the Economy, Stupid. 
https://www.nytimes.com/2024/07/20/books/review/autocracy-inc-anne-applebaum.html

Ngay cả Michael Lewis cũng chẳng thể biến Sam Bankman-Fried thành người hùng được

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,


Cuốn sách mới của Lewis “Going Infinite” (“Đồng tiền vô tận”) về vị tỷ phú tiền mã hõa ô danh, không tuân theo công thức luôn thu phục lòng người của tác giả là những câu chuyện hào hứng và thiên tài không ai biết đến.


Đọc “Going Infinite”, cuốn sách mới có vẻ khác lạ của Michael Lewis về doanh nhân tiền mã hóa ô danh Sam Bankman-Fried, bạn sẽ mau chóng nhận ra Lewis cảm thấy bối rối khác thường bởi tư liệu. Một trong những niềm vui đích xác mà một cuốn sách của Michael Lewis đem đến cho chúng ta là kỹ năng kể chuyện rất ấn tượng, sự nhấn nhả hài hước đúng lúc cùng sự tự tin lôi cuốn của ông. Ông chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một người hùng không ai biết đến để ca ngợi: một công chức tận tụy, một vị tổng quản lý đội bóng chày nổi loạn, một nhà đầu tư đi ngược xu thế không để bị lừa bịp bởi sự thổi phồng. Thậm chí cả cuốn sách đầu tay của Lewis là “Liar's Poker” (“Bài bạc bịp”) kể về các kiểu chiêu trò tệ hại ở Phố Wall, cũng có bố cục xoay quanh chàng trai trẻ Michael Lewis, người giã từ “trò cờ bạc phi lý” của làng tài chính để đến với ánh hào quang của làng báo chí và địa vị tác giả có sách bán chạy nhất.

Bankman-Fried được trông đợi là một người hùng khác trong mạch viết này – hoặc chí ít cũng là điều Lewis ám chỉ tại những trang đầu của cuốn sách “Going Infinite”, khi ông kể lại việc một người bạn sắp chốt được thỏa thuận với Bankman-Fried nhờ Lewis điều nghiên anh ta. Sau cuộc gặp đầu tiên với Bankman-Fried cuối năm 2021, Lewis nói rằng ông “bị thuyết phục hoàn toàn”. Ông gọi điện cho bạn: “Làm tới đi! Cứ trao đổi cổ phần với Sam Bankman-Fried đi! Hãy làm bất kỳ điều gì cậu ấy muốn! Đâu có gì sai sót được?"

Những dấu chấm than tràn ngập trong câu trần thuật trên là dấu hiệu cho thấy Lewis ít nhất cũng có phần nhận thức được sự lạc quan đó có vẻ ngớ ngẩn đến mức nào khi hồi tưởng lại – đặc biệt là lúc này khi việc lựa chọn bồi thẩm đoàn cho phiên tòa xét xử Bankman-Fried về các cáo buộc gian lận dự kiến bắt đầu thứ Ba vừa rồi, cũng là ngày xuất bản cuốn sách. Song “Going Infinite” vẫn ẩn chứa dấu vết bóng ma của khuôn mẫu anh hùng không ai biết đến trước đây, một khuôn mẫu lẽ phải bị đập bể từ tháng 11 năm ngoái, khi đế chế tiền mã hóa của Bankman-Fried bất ngờ sụp đổ tan tành. Lewis, người đi lại như con thoi từ Bahamas nơi Bankman-Fried thường trực, ở vào địa vị gần gũi với anh ta trong những tháng trước khi xảy ra thảm họa – từ địa vị đó dường như ông chẳng thể nhìn thấy được gì. “Đến tận những ngày cuối tháng 10 năm 2022,” ông viết, “có lẽ ta đã sục sạo khắp những túp lều trong rừng cho đến khi mệt đứt hơi mà không hề có chút linh cảm nào rằng có điều gì đó không ổn.”

Wednesday, October 2, 2024

Những "Chuột Thư Viện" góp phần chiến thắng Thế chiến II

nguồn: New York Times

Trong tác phẩm đầy sinh động "Sách và Dao Găm", nữ sử gia Elyse Graham cứu vớt một nhóm học giả-gián điệp khỏi sự lãng quên.


William J. Donovan, điều phối viên thông tin người Mỹ, được thấy ở đây vào năm 1942, đã tận dụng các khoa nhân văn và khoa học xã hội của các đại học Mỹ để tuyển nhân viên cho Cơ quan Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services - O.S.S.) vừa được thành lập của ông.

Thế giới gián điệp thường được chia thành hai loại: tình báo con người (humint) và tình báo tín hiệu (sigint). Tình báo con người gồm những bí mật thu thập từ các cá nhân và tổ chức, mà họ có thể biết hoặc không. Tình báo tín hiệu là thu thập thông tin kỹ thuật qua việc chặn các bức điện: thư, điện tín, cuộc gọi thoại, và gần đây nhất là email, tin nhắn văn bản, cùng cơn bão tuyết thông tin điện tử.

Nhưng hai trụ cột này lại được xây dựng và hỗ trợ bởi công việc ít hào nhoáng hơn của phân tích tình báo: lọc qua lượng lớn dữ liệu để có cái nhìn rõ ràng hơn về kẻ thù (hoặc đồng minh), kế hoạch và bố trí của họ. Một số tài liệu này được thu thập bí mật, nhưng nhiều tài liệu khác lại đến từ các nguồn mở, được nghiên cứu tỉ mỉ, chắt lọc thành những thông tin ngắn gọn, sau đó chuyển cho các điệp viên, binh sĩ và chính trị gia.

Đây là phần ít hấp dẫn nhất của gián điệp, không phải là trò chơi áo-choàng-và-dao-găm, mà là công việc với tủ hồ sơ và thẻ mục lục – mạng lưới các điệp viên ẩn danh đào bới trong bóng tối. Công việc này tốn nhiều thời gian, phức tạp, thường không được biết đến, nhưng lại quan trọng đối với sự hoạt động hiệu quả của hệ thống tình báo hiện đại.

Elyse Graham, nhà sử học và giáo sư tại Đại học Stony Brook, cố gắng cứu vớt một số "những con ong thợ" của tình báo ra khỏi sự lãng quên bằng cách khám phá đóng góp của họ vào chiến thắng trong Thế chiến II. Bà nhiệt tình lập luận rằng nhiều trong số những người thu thập dữ kiện và phân tích này không phải là gián điệp chuyên nghiệp mà là những học giả Mỹ, giáo sư nhân văn, nhà sử học, thủ thư, nhà nhân chủng học, nghệ sĩ, người yêu sách và chuyên gia nghệ thuật. Đây là lời kêu gọi sự hiểu biết sâu sắc hơn về vai trò của cuốn sách, câu chuyện tưởng tượng, nghệ sĩ, nhà văn, các ngành khoa học nhân văn và những "con chuột thư viện" đã nghiên cứu chúng.

Đây không chỉ là cuộc chiến của những người lính và nhà khoa học. "Đây cũng là cuộc chiến của nhà sử học, của người sưu tập sách, của nghệ sĩ," bà viết. "Đây là cuộc chiến của các giáo sư."

Tháng 6 năm 1942, Cơ quan Tình báo Chiến lược được thành lập bởi William "Wild Bill" Donovan — luật sư, cựu binh Thế chiến I và là một người đam mê sách vở — để điều phối tình báo phía sau chiến tuyến địch. Ngay lập tức ông bắt đầu tìm kiếm tuyển dụng tại các khoa nhân văn và khoa học xã hội của các đại học Mỹ để làm việc trong Chi nhánh Nghiên cứu và Phân tích, những người có đào tạo học thuật (và kiên nhẫn) để thu thập sự thật càng nhiều, càng rộng càng tốt, hiểu, tinh chỉnh và sau đó sắp xếp chúng thành một hình thức sử dụng được.

O.S.S. là cơ quan gián điệp đầu tiên có đủ tài nguyên và năng lượng để phân tích tình báo ở quy mô công nghiệp: Công việc của Nghiên cứu và Phân tích — khai thác những mẩu thông tin quý giá từ khối lượng thông tin không đáng kể — sẽ trở thành nền tảng trí tuệ của C.I.A. trong tương lai.

Cựu Ngoại trưởng Henry Stimson từng ngạo mạn tuyên bố rằng "các quý ông không đọc thư của nhau." Tuy nhiên, tác giả viết, "các quý ông có thể không đọc thư của người khác, nhưng các học giả thì có. Họ rất giỏi về việc đó."

Graham kể câu chuyện qua ba nhân vật chính: Adele Kibre, nhà lưu trữ có bằng Tiến sĩ tiếng Latin từ Đại học Chicago; Joseph Curtiss, giáo sư Anh ngữ tại Yale; và Sherman Kent, giáo sư lịch sử Yale — một nhân vật thô bạo, tục tĩu, người ưa đeo dây đai đỏ và có thể "phi dao giỏi hơn người Sicily."

Trong khi Curtiss thu thập tài liệu đã được xuất bản tại Istanbul trung lập dưới vỏ bọc là thu thập sách cho thư viện Yale, Kibre được cử đến Thụy Điển trung lập (một điểm nóng gián điệp khác) để thu thập và chụp lại tài liệu in, bao gồm nhiều thông tin về Đệ Tam Đế Chế: tài liệu tuyên truyền, các tạp chí khoa học và kỹ thuật, tập sách bất hợp pháp về cách đào ngũ khỏi quân đội Đức, sách in tư nhân, bản đồ, thư mục, danh bạ điện thoại, tác phẩm về hàng không, ngân hàng, dầu mỏ tổng hợp, đóng tàu, thống kê.

Là trưởng phòng Nghiên cứu và Phân tích phụ trách khu vực Âu-Phi ở Washington, Kent chịu trách nhiệm biến khối lượng thông tin thành các câu trả lời cho những câu hỏi cụ thể: số lượng tối ưu của viên đạn trong đạn pháo máy bay, tỷ lệ cao su tổng hợp trong lốp xe hơi của Đức, chiều dài chính xác của các đường ray phụ trên các tuyến đường sắt Morocco. Công việc này đòi hỏi sức chịu đựng gần như siêu phàm đối với sự nhàm chán.

Graham kể tất cả những điều này theo phong cách vui nhộn, đôi khi hơi lộn xộn, trượt vào các câu chuyện về nghề gián điệp nơi các nhân vật chính đơn giản là bịa đặt câu chuyện để lừa địch như trong chiến dịch nổi tiếng "Mincemeat", nơi một xác chết được gán danh tính giả và tài liệu giả để đánh lừa quân Đức về cuộc đổ bộ vào Sicily.

Đôi khi, bà thêm vào những đoạn giả thuyết, các cuộc gặp và những đoạn hội thoại. Nhưng không cần phải hư cấu khi sự thật về gián điệp thời chiến đã khó tin như vậy.

"Chiến tranh có thể đã diễn ra trên các chiến trường, nhưng nó đã được thắng trong các thư viện," bà viết. Đây chính là sự tài tình thực sự của tình báo Đồng Minh: việc sử dụng một loạt các tay nghiệp dư tài năng — những người có tư duy "xoáy nút chai" theo cách gọi của Churchill — nhiều trong số họ rời thư viện để chiến đấu trong cuộc chiến với giấy tờ, sách và học thuật, và khi mọi thứ kết thúc, họ lặng lẽ quay trở lại các khu học viện.

BOOK AND DAGGER: How Scholars and Librarians Became the Unlikely Spies of World War II | By Elyse Graham | Ecco | 400 pp. | $30

The ‘Library Rats’ Who Helped Win World War II

https://www.nytimes.com/2024/09/24/books/review/book-and-dagger-elyse-graham.html

Từ những lá bài Tarot đến thiết kế tối giản, chúng ta không đừng được việc dự đoán tương lai

nguồn: New York Times, biên dịch: Takya Đỗ, Trong cuốn “A Century of Tomorrows” (“Một thế kỷ trong tương lai”), tác giả Glenn Adamson cho ch...