Search This Blog

Showing posts with label politics. Show all posts
Showing posts with label politics. Show all posts

Thursday, October 10, 2024

Người của họ ở Washington

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

Cuốn sách "In Confidence" ("Đặc biệt tin cậy") của Anatoly Dobrynin
chắn chắn là cuốn tài liệu nhiều tiết lộ nhất được xuất bản ở Nga về 40 năm chiến tranh lạnh. Dựa trên trải nghiệm cá nhân là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, ông Dobrynin tiết lộ động cơ và các tính toán sai lầm của các nhà lãnh đạo Liên Xô từ Nikita Khrushchev cho tới Mikhail Gorbachev. Là đại sứ Liên Xô tại Washington trong suốt 24 năm (1962-1986), ông viết về vai trò của mình như là trung gian hòa giải giữa điện Kremlin và Nhà Trắng trong tất cả các cuộc khủng hoảng chính, bao gồm Berlin, Cuba và vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Không một đại sứ nào khác thời hiện đại đóng góp một phần quan trọng và lâu dài như vậy trong vấn đề quốc tế hoặc sẵn sàng viết về chủ đề này với thái độ tự do như vậy. Giữ chức vụ Bí thư Cục Quốc tế ở Moscow sau nhiều năm ở Washington, cũng giúp ông lý giải vì sao "Liên Xô bất ngờ tan rã chỉ trong vài ngày vào năm 1991."

Tầm quan trọng của vị trí của ông Dobrynin ở Washington so với đại diện các nước khác là không phải bàn cãi. Căn cứ vào mối bận tâm về chính sách đối ngoại của Mỹ với Liên Xô trong thời kỳ ấy, sự quan tâm này đối với ông Dobrynin không đáng ngạc nhiên. "Đây là đất nước có thể quét sạch chúng ta trong 30 phút," George Shultz viết.

Nhiều người ở Washington nghi ngờ ông Dobrynin, vì sợ rằng ông lợi dụng các mối quen biết chặt chẽ và bảo mật của mình với lãnh đạo Mỹ, chưa kể đến nguồn gốc Slav của ông, để lừa phỉnh họ về các ý định của Liên Xô. Cách ông giành tình cảm của họ là không thể phủ nhận. Là con trai của một thợ sửa ống nước và một người mẹ "về cơ bản không biết chữ", theo như ông kể về bà, ông được đào tạo thành kỹ sư điện và, theo lời kể của Alexander Haig, đã "lọt mắt xanh nhiều phụ nữ ở Washington." Ông chơi cờ vua với Zbigniew Brzezinski, người miêu tả ông là "một chú gấu đáng yêu," nhưng là người "có thể bỗng nhiên trở thành một kẻ khó chơi." Ánh mắt sắc như dao này cũng được nhiều người khác nhận ra. Theo cách nói riêng của mình, ông "chấp nhận hệ thống của Liên Xô với tất cả khiếm khuyết và thành công của hệ thống này."

Ronald Reagan bị ông Dobrynin mê hoặc theo cách nói lên nhiều điều về cả vị Tổng thống cũng như ngài Đại sứ. "Rõ ràng Dobrynin là một đảng viên cộng sản, nhưng tôi không thể không thích ông ấy với tư cách là một con người," ông viết. Phải nói rằng sự nhiệt tình của Tổng thống được đáp lại hoàn toàn bởi ông Dobrynin, người hứng thú với ông Reagan hơn bất kỳ ai trong năm vị Tổng thống mà ông biết.

Ông Dobrynin có ý định dùng cuốn "Đặc biệt tin cậy" làm tư liệu lịch sử và là lời "cảnh báo ngăn chặn bất kỳ sự tái diễn nào những sai lầm đáng buồn của thế kỷ này." Ông thường xuyên phàn nàn về thái độ chống Liên Xô điền cuồng của một số chính trị gia Mỹ, và thấy sai lầm trong quyết định của Mỹ năm 1973, thời điểm xung đột Ả Rập-Israel, khi đưa lực lượng vũ trang vào tình trạng cảnh báo chiến đấu cao. Nhưng với sự thẳng thắn đáng kinh ngạc, ông lên án các nhà lãnh đạo Liên Xô về hầu hết những sai lầm nghiêm trọng trong 40 năm qua.

Khrushchev bị chỉ trích vì nỗ lực đẩy phương Tây ra khỏi Berlin. Đó là một cú lừa phỉnh. Ông ta không có ý định đi đến chiến tranh. Khi ông Dobrynin lần đầu đến Washington làm Đại sứ năm 1962, Khrushchev "rõ ràng nói với tôi rằng tôi phải luôn nhớ chiến tranh với Mỹ là không thể chấp nhận được." Tuy nhiên, trong vòng vài tháng Tổng bí thư đã đe dọa lắp đặt tên lửa tấn công ở Cuba.

Việc Tổng bí thư Khrushchev tin rằng ông có thể hoàn thành quá trình lắp đặt mà không bị Mỹ phát hiện, theo ông Dobrynin, là một "tính toán sai lầm chết người." Mục đích của ông ta là gây sức ép bằng tên lửa với tất cả các thành phố của Mỹ tới tận biên giới với Canada. Cuộc khủng hoảng được giải quyết qua các kênh liên lạc bí mật của ông Dobrynin với lãnh đạo ở Washington và Moscow. Kênh bí mật đó trở thành tuyến liên lạc ngoại giao chính thức giữa Washington và Moscow trong thời kỳ Henry Kissinger là Bộ trưởng ngoại giao dưới thời Tổng thống Richard Nixon. Việc này rất thỏa mãn tính thích bí mật của Nixon, và chắc chắn nó đã góp phần tháo gỡ những nút thắt éo le nhất, tuy nhiên, có thể thấy được qua sự tham gia của ông trong cuộc đàm phán giữa bốn cường quốc, việc sử dụng kênh bí mật rất dễ gây nhầm lẫn và mâu thuẫn.

Ông Dobrynin vẫn sốc trong nhiều năm bởi cách chính phủ của ông lừa dối ông về vấn đề Cuba. Hậu quả lâu dài là cuộc khủng hoảng Cuba đã thúc đẩy chạy đua vũ trang. Hai bên đã chi hàng nghìn tỷ cho đến khi, vào năm 1993, sau những thay đổi sâu sắc tại Nga, đạt được thỏa thuận nhằm giảm hai phần ba sức mạnh hạt nhân chiến lược – xuống mức độ thời Kennedy.

Ông Dobrynin chỉ trích quyết định "ngu ngốc" của Liên Xô khi triển khai tên lửa SS-20 với tính linh động và chính xác cao ở vùng tây Liên Xô, rõ ràng nhằm đe dọa Tây Âu. Hành động này dẫn đến quyết định của Mỹ năm 1979 triển khai tên lửa đạn đạo hai tầng mang đầu đạt hạt nhân Pershing và tên lửa hành trình ở châu Âu, là báo động lớn đối với Moscow. "Tính toán sai lầm tệ hại" của điện Kremlin đã dịch chuyển cán cân hạt nhân sang có lợi cho Mỹ, ông Dobrynin viết.

Một "tính toán sai lầm tệ hại" khác là cuộc xâm lược của Liên Xô ở Afghanistan, hoạt động đối lập của quân đội Nga và dường như không mang bất kỳ mục đích có lợi nào về chiến lược hay kinh tế . Leonid Brezhnev cam đoan với ông Dobrynin vào tháng 1 năm 1980, rằng "Nó sẽ kết thúc trong 3-4 tuần." Trên thực tế, nó đã trở thành "phiên bản chiến tranh Việt Nam của chúng tôi", một "thất bại nhục nhã" "làm rung chuyển chế độ Xô Viết nói chung," ông Dobrynin miêu tả. Ông buồn bực nói thêm rằng cuộc xâm lược đó cũng giúp ông Reagan giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, và là sự trừng phạt thích đáng cho Jimmy Carter, người đã trắng trợn phóng đại cuộc xâm lược là "mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình kể từ Thế chiến II."

Ông Dobrynin cho rằng phản ứng mềm dẻo của phương Tây đối với cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968 đã khuyến khích Moscow tấn công Afghanistan. Điều này tương đồng với Munich 30 năm trước đó, khi sự nhu nhược của Anh và Pháp về mối đe dọa đối với Tiệp Khắc đã khuyến khích Hitler gây chiến với Ba Lan vào năm 1939.

Ông Dobrynin viết nhiều về những cơ hội bị bỏ lỡ trong các cuộc đàm phán vũ khí, nhưng những vấn đề này, chẳng khác nào dự báo thời tiết quá khứ, khó mà hấp dẫn. Ông cũng tiết lộ phần quan trọng trong việc thống nhất nước Đức của Tổng bí thư Gorbachev, người đích thân thực hiện tất cả các cuộc đàm phán. Bộ Chính trị không đồng tình với những gì ông Gorbachev đã làm từ trước cho tới khi đó khi họ biết được hành động của ông. Đặc biệt hơn hết là cách ông Gorbachev ban đầu nhận thức cần phải lồng ghép thỏa thuận về Đức với việc thành lập một cấu trúc an ninh mới cho toàn bộ châu Âu, nhưng rồi từ bỏ kế hoạch lớn này, chấp nhận nước Đức thống nhất và gia nhập NATO mà không hề có bất kỳ điều kiện trao đổi nào.

Trong nhiều năm dưới thời Brezhnev, tổ hợp công nghiệp quân sự của Liên Xô trở nên ngày càng có ảnh hưởng và không điều khiển được, ngay cả với Bộ Chính trị. Điều này dẫn đến chạy đua vũ trang theo hình xoắn ốc, dẫn tới hủy hoại cả quan hệ với Mỹ và "sự phát triển kinh tế và xã hội của chúng tôi." Tuy nhiên, ông Dobrynin bác bỏ ý kiến của những người ủng hộ ông Reagan, rằng vấn đề chạy đua về mặt quân sự với Mỹ, đặc biệt là với "Chiến tranh giữa các vì sao" là giọt nước làm tràn ly dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Điều đó có vẻ là do ông không thể chịu được ý nghĩ rằng quốc gia khác có thể có quyết định gây ảnh hưởng đến các vấn đề nội bộ của Nga.

Ngược lại, ông Dobrynin cho rằng, chính ông Reagan đã thay đổi, chấp nhận lập trường "mang tính xây dựng hơn" đối với Liên Xô trong nhiệm kỳ thứ hai, và điều này cho phép ông Gorbachev khởi xướng cải cách. Tuy nhiên, với người quan sát bên ngoài thì không có nghi ngờ gì về việc ngân sách quốc phòng, dù có hay không việc bị thúc đẩy bởi nhu cầu bắt kịp ông Reagan, có liên quan rất nhiều tới sự lạc hướng trong đầu tư và nhân lực kỹ thuật của Liên Xô mà theo ông Dobrynin là sai lầm chí mạng.

Ông Gorbachev nổi bật lên qua lời kể của ông Dobrynin là người chịu trách nhiệm chính cho sự sụp đổ nhanh chóng của đế quốc Liên Xô. Ông ta đã nhận thức đúng rằng thay đổi là cần thiết. Tuy nhiên, ông đã quá vội vàng. "Thất bại cơ bản của ông ta là không thực sự hiểu vấn đề kinh tế và các chính sách để đối phó." Sau khi mở chiếc hộp Pandora về glasnost (công khai), ông ta "ngày càng bất lực khi đối mặt với những vấn đề thực tại."

Trước khi bắt đầu cuốn sách này, người đọc có thể tự hỏi những gì ông Dobrynin viết liệu có phải sự thật. Cuối cùng, không có gì để nghi ngờ ông; đây là phân tích quan trọng về tất cả các vấn đề Đông Tây chủ đạo thời điểm đó, và là phân tích thẳng thắn của ông Dobrynin về sự sụp đổ của ông Gorbachev. "Đặc biệt tin cậy" rõ ràng là một tác phẩm với những tiết lộ mới, hấp dẫn trong lịch sử kín như bưng của Liên Xô.

IN CONFIDENCE By Anatoly Dobrynin. Edited by Lawrence Malkin. 672 pp. New York: Times Books/ Random House. $30.

'Nước Đức năm 1923': Khi nền dân chủ ngăn chặn chủ nghĩa phát xít

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,


Trong cuốn sách mới nhất, nhà sử học người Đức Volker Ullrich mô tả một đất nước bị vùi dập bởi nghèo đói, siêu lạm phát và chủ nghĩa cực đoan chính trị, nhưng — trong một khoảng thời gian — ngăn chặn được sự trỗi dậy của Hitler.

Cuộc nổi dậy thất bại. Chế độ chính trị ngăn được— ít nhất là trong một khoảng thời gian. Tháng 11 năm 1923, khi ấy kẻ mị dân trẻ tuổi có tên Adolf Hitler cố gắng khởi động cách mạng Đức Quốc xã từ một quán bia ở Munich, nỗ lực đảo chính của ông ta vô tổ chức đến độ nhanh chóng biến thành hỗn loạn tai hại. Một người tham gia về sau kể lại hoạt động này là trò hề đến mức anh ta thì thầm với những người khác là, “Hãy cứ chơi cùng vở hài kịch này đi.”

Thay vì chiếm được quyền kiểm soát, Hitler lại bị trật khớp vai và phải ngồi tù một thời gian ngắn. Nhưng trong cuốn “Germany 1923”, nhà sử học Volker Ullrich nhắc nhở chúng ta những diễn biến lộn xộn trong sự kiện gọi là Đảo chính quán bia “cực kỳ nghiêm trọng.” Một thập kỷ sau, Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng Đức, và Cộng hòa Weimar — nền dân chủ thử nghiệm đầu tiên của đất nước — sẽ chấm dứt. Tháng 11 năm 1933, bài báo trên tờ The Times mô tả cuộc tụ họp ăn mừng của Đức Quốc xã: “Các nhà lãnh đạo hân hoan ở Munich trước sự hồi sinh của Phong trào 'bị giết' ở đó 10 năm trước — Vui mừng vì Steins."

Ullrich là tác giả của cuốn tiểu sử hai tập xuất sắc viết về Hitler. Trong cuốn “Eight Days in May” (‘Tám ngày tháng 5’, xuất bản năm 2021), tác giả viết về khoảng thời gian một tuần giữa thời điểm Hitler tự sát và Đức đầu hàng vô điều kiện. “Germany 1923,” được Jefferson Chase dịch sang tiếng Anh rõ ràng súc tích, kể lại một “năm then chốt” bắt đầu trong khủng hoảng và kết thúc, bất chấp mọi khó khăn, ở mức độ ổn định. Như nhà sử học Mark William Jones viết trong “1923”, cuốn sách kỷ niệm trăm năm khác được xuất bản mùa hè này, thì một trăm năm trước “dân chủ đã chiến thắng.”

Đó là một năm bắt đầu không mấy suôn sẻ, với sự kiện Pháp và Bỉ tiến vào khu vực công nghiệp Thung lũng Ruhr của Đức sau khi Đức không trả được tiền bồi thường chiến tranh cho Thế chiến I. Tình trạng chiếm đóng này khơi dậy khoảnh khắc hòa hợp giữa cánh tả và cánh hữu, từng có nhà công nghiệp nhận xét “Tất cả đang bắt đầu đoàn kết với nhau trong nỗi đau khổ và căm hờn chung.” Nhưng “làn sóng đoàn kết của người Đức” ấy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Thủ tướng Đức vào thời điểm đó đáp lại sự chiếm đóng bằng chính sách “phản kháng thụ động”, khuyến khích người Đức ở Thung lũng Ruhr không làm việc và in thêm tiền để trả lương cho họ khi các doanh nghiệp đóng cửa.

Nước Đức trước đó đã in tiền để trang trải cho cuộc thế chiến nước này không thể giành chiến thắng. Nhưng năm 1923 là thời điểm siêu lạm phát dường như cực kỳ nghiêm trọng khó kiểm soát. Tác giả Ullrich tận dụng có chủ đích ghi chép nhật ký của nhiều người để truyền tải những trải nghiệm đầy hoang mang của nhân dân khi giá cả tăng không phải theo ngày mà theo từng giờ. “Vấn đề tiền tệ ngày càng đen tối và không thể hiểu nổi,” nhà ngữ văn học và chuyên viết nhật ký Victor Klemperer viết vào tháng 2 năm 1923, trong tháng ấy tỷ giá hối đoái đạt mức kinh ngạc là 42.240 mác đổi một đô la. Đến tháng 6, con số này tăng gần gấp ba lần lên tới 114.250. Với mỗi số 0 thêm vào, một rào chắn tâm lý lại đổ vỡ. “Đồng mác đột ngột lao dốc,” nhà văn Stefan Zweig sau này nhớ lại, “không dừng lại cho đến khi đạt tới những con số điên rồ đến độ kinh ngạc, hàng triệu, hàng tỷ và hàng nghìn tỷ.”

Sunday, October 6, 2024

Nhiệm kỳ đầu tiên của Joe Biden và huyễn tưởng phim 'West Wing (Cánh Tây)' của nền Chính trị Mỹ

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,


Trong cuốn “The Last Politician (Chính trị gia cuối cùng)”, tác giả Franklin Foer kể lại nửa đầu nhiệm kỳ tổng thống của Biden theo cách trình bày như loạt khoảnh khắc trên truyền hình nhằm truyền cảm hứng cho những người còn nghi ngờ và xoa dịu những người chỉ trích.

Lịch sử về chính quyền Biden sẽ được viết ra sao: là bước ngoặt nước Mỹ bắt đầu hồi phục hay là khoảng gián đoạn giữa những thời điểm bế tắc và khó khăn? Cuốn “The Last Politician” của Franklin Foer, kể về hai năm đầu cầm quyền của Biden, là bản nháp đầu tiên cho câu trả lời. Cuốn sách đầy kịch tính. Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng. Vấn đề là, từ lễ nhậm chức ảm đạm của Biden đến kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, chúng ta đã biết trước câu chuyện sẽ thế nào.

Tác giả Foer, cây bút của tờ The Atlantic, khơi lại những thời điểm được nhắc tới trong những tiêu đề quen thuộc với nhiều câu trích dẫn mới mà các cố vấn và thành viên nội các kể cho ông chủ yếu về bối cảnh đằng sau, nhưng cần có người viết hiểu biết về những diễn biến khó diễn tả của lịch sử hơn tác giả Foer mới truyền tải được thật thuyết phục cơn lốc xoáy khi đó đã nhấn chìm chính quyền Biden. Trừ khi, như đôi khi tác giả dường như muốn ám chỉ, cảm giác có dàn dựng theo lối mòn mà cuốn sách của ông thể hiện là sự thật về chính quyền hiện tại.

Theo tác giả Foer, Biden rất thích “địa vị Nhà lãnh đạo của Thế giới tự do”. Ông đã chờ đợi đằng đẵng cả cuộc đời dài để có được cơ hội này. Một trong những khách mời tiết lộ nhiều hơn trong cuốn sách kể chuyện Phòng Bầu dục đã thực sự được sắp xếp lại để tạo sân khấu cho câu chuyện tổng thống của Biden. Bức chân dung khổng lồ Franklin Roosevelt giờ đây chiếm “vị trí danh dự” phía trên lò sưởi văn phòng. Nếu Trump làm tổng thống theo phong cách công ty đấu vật giải trí, thì mọi người sẽ có cảm giác thư ký và trợ lý của chính quyền Biden đang sống trong phiên bản làm lại của bộ phim “The West Wing (Cánh Tây)”.

Trong bối cảnh được sắp xếp kỹ càng này, ít nhất là theo lời kể của Foer, các sự kiện bên ngoài xen vào như những tập phim được giải quyết gọn gàng. Ở Trung Đông, “Bibi” trả đũa các cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas bằng cách tấn công Gaza và phá hủy một tòa nhà cao tầng là nơi đặt văn phòng của các nhà báo thuộc Al Jazeera và Associated Press. Trong vài ngày căng thẳng, Biden bằng năng lực cá nhân đã thành công xoa dịu người Israel. “Này, chúng ta chệch hướng rồi,” Biden nói với Bibi qua điện thoại. Kết quả là một lệnh ngừng bắn được cam kết. Vấn đề thực tế về tương lai của Palestine hầu như không được tính đến.

Sau đó là việc Nga đổ bộ vào Ukraine. Tác giả Foer nhận xét có phần rụt rè, khi Volodymyr Zelensky nhậm chức năm 2019, Biden có lẽ hiểu rõ bối cảnh chính trị Ukraine hơn là vị tổng thống mới của nước này, một kẻ nghiệp dư chính trị. Ngay từ đầu cuộc xung đột, Biden không muốn bị lôi kéo vào Thế chiến III và ông không ngại truyền đạt như vậy cho Zelensky. Tuy nhiên, với tác giả Foer, chiến lược chung không phải chủ đề chính. Điều quan trọng là thái độ thiếu biết ơn của Zelensky khi được tặng món quà đạn dược vũ khí và cách “Joe từ Scranton” khiến Kyiv phải nói lời cảm ơn nước Mỹ qua một dòng tweet.

Một đất nước nơi 'Nhiều kẻ cần phải bị giết' là chính sách quốc gia

nguồn: New York Times,

biên dịch: Nguyễn Quỳnh Anh,



Cuốn sách mới của Patricia Evangelista -- nhà báo Philippines kể lại cuộc điều tra của cô về chiến dịch giết người phi pháp dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.

Trước khi đọc cuốn “Some People Need Killing” (Nhiều kẻ cần phải bị giết), cuốn sách mới đầy sức thuyết phục của nhà báo Patricia Evangelista người Philippines, tôi cứ tưởng định nghĩa “sự cứu vớt” (salvage) rất đơn giản. Từ này xuất phát từ salvare, tiếng Latin có nghĩa là “cứu”. Bạn trục vớt cứu hàng hóa từ tàu thuyền bị đắm; bạn cứu đồ đạc khỏi đám cháy.

Nhưng từ “salvage” có nghĩa khác trong tiếng Anh của Philippine. Định nghĩa này bắt nguồn từ salvaje, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “hoang dã”. Từ điển tiếng Anh Oxford gọi hiện tượng ấy là “sự thay đổi ngữ nghĩa hoàn toàn so với nghĩa gốc tiếng Anh là 'giải cứu'”. Đây là một từ mang hai nghĩa gần như trái ngược nhau tùy vào ngữ cảnh: từ có thể có nghĩa ngược lại. “Salvage” ở Philippines có nghĩa là “bắt và xử tử (một kẻ bị tình nghi là tội phạm) mà không cần xét xử.”

Tác giả Evangelista gọi hiện tượng này làm hỏng ngôn ngữ — điều hóa ra lại thích hợp theo nghĩa khủng khiếp. Cuốn “Some People Need Killing” chủ yếu kể về những năm từ 2016 đến 2022, khi Rodrigo Duterte giữ cương vị tổng thống Philippines và theo đuổi chiến dịch giết người “bắt và xử tử,” hay giết người phi pháp — gọi tắt là EJK. Những vụ giết người như vậy xảy ra thường xuyên đến mức các nhà báo như Evangelista, khi đó đang làm phóng viên cho trang tin tức độc lập Rappler, lưu trữ thư mục trên máy tính sắp xếp không phải theo ngày mà theo giờ chết.

Cuốn sách lấy tựa đề từ một trong những nguồn tin của Evangelista, người cảnh vệ ủng hộ Duterte có tên Simon. “Tôi thực sự không phải là người xấu,” Simon nói với tác giả, giải thích rằng anh đang làm khu ổ chuột nơi anh sống an toàn hơn cho các con mình. “Tôi không xấu. Một số kẻ cần phải bị giết.” Họ không chỉ xứng đáng bị giết; họ cần bị giết. Trách nhiệm về những cái chết thuộc về chính người chết. “Ngôn ngữ không cho phép quy trách nhiệm cho ai,” Evangelista viết. “Việc xử tử trở thành thực hiện nghĩa vụ công việc.”

Tác giả Evangelista sinh năm 1985, vài tháng trước khi chế độ độc tài Marcos kết thúc và kỷ nguyên mới của nền dân chủ Philippines bắt đầu. Cô là quán quân trẻ môn diễn thuyết trước công chúng, rồi trở thành trợ lý sản xuất tại một kênh tin tức tiếng Anh và là người phụ trách chuyên mục cho một nhật báo, trước khi chuyển sang tập trung vào mảng báo chí điều tra. Sự việc hai phụ nữ trẻ mất tích năm 2006 xua tan ảo tưởng của tác giả về chính phủ nước mình. Những người phụ nữ ấy là người tổ chức cộng đồng. Cuối cùng, những lời khai tuyên thệ và mệnh lệnh nhiệm vụ ghép lại thành sự thật. Những người phụ nữ kia không chỉ đơn giản “mất tích”; họ bị biến mất. Họ bị quân đội bắt cóc và tra tấn.

Một Fox News "xấu xí" trong cuốn sách ‘Network of Lies’ (Mạng truyền thông dối trá) của tác giả Brian Stelter

nguồn: New York Times,

biên dịch: Nguyễn Quỳnh Anh,



Cuốn sách của tác giả Stelter là bản tường thuật ly kỳ về âm mưu đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020, cuộc tấn công vào Điện Capitol, vụ sa thải Tucker Carlson và hơn thế nữa.

Người ta dễ mất hứng với thông tin mới phơi bày về Fox News. Đã có rất nhiều cuốn sách như vậy, chí ít từ thời cuốn sách bán chạy nhất năm 2003 của Al Franken “Lies (And the Lying Liars Who Tell Them): A Fair and Balance Look at the Right” (Dối trá (Và những kẻ nói dối): cái nhìn công bằng và cân bằng về Cánh hữu). Ở thời điểm này, Fox News giống như chiếc xe ô tô dán dày đặc giấy phạt giao thông trên kính chắn gió. Thế nhưng, chiếc xe này (chắc chắn là xe Hummer) vẫn có thể lao đi mỗi ngày, đâm vào thêm sáu hộp thư, năm rào chắn đường, bốn nhà khoa học lớn tuổi, ba doanh nghiệp xã hội, hai trẻ em chuyển giới và một tấm pin mặt trời.

Hai cuốn sách mới về Fox vừa được phát hành. “The Fall: The End of Fox News and the Murdoch Dynasty” (Sụp đổ: Sự kết thúc của Fox News và Triều đại Murdoch) của Michael Wolff, xuất bản đầu mùa thu năm nay, đã có bài bình luận trên báo này. Giờ đây, chúng ta đến với cuốn “Network of Lies: The Epic Saga of Fox News, Donald Trump, and the Battle for American Democracy” (Mạng lưới dối trá: Giải ảo Fox News, Donald Trump và cuộc chiến vì nền dân chủ Mỹ” của tác giả Brian Stelter.

Các tác giả và sách của họ tạo thành một nghiên cứu tương phản. Tác giả Wolff bước lên trang giấy với tư cách đại sứ của Ác quỷ, người tự mình thực hiện phần giao kèo với quỷ dữ, người hiểu biết sâu sắc “thuyết quyền mưu” của Tôn Tử. Dường như ông ta có linh hồn của một tên hải tặc. Cuốn sách của ông chứa đầy những lời bóng gió. Nhiều khi cuốn sách giống như đoạn độc thoại táo bạo, thông minh, như cách thức truyền đạt của Eric Bogosian.

Người mẹ của tác giả nói lên sự thật trước cường quyền, cho đến khi bà bị sát hại

nguồn: New York Times,

biên dịch: Nguyễn Quỳnh Anh,



Daphne Caruana Galizia cống hiến cả cuộc đời mình để vạch trần nạn tham nhũng tràn lan ở Malta, con trai bà, nhà báo Paul Caruana Galizia, kể lại câu chuyện ấy trong cuốn sách “A Death in Malta” (Cái chết ở Malta).

Daphne Caruana Galizia vừa nổi tiếng vừa khét tiếng ở Malta, bà là nhà báo thẳng thắn từng viết “kẻ thù lớn nhất của tự do ngôn luận” là nỗi sợ hãi, bởi nó dẫn đến “tình trạng nguy hiểm khi các cá nhân bị bịt miệng”. Bị bịt miệng là điều cuối cùng Caruana Galizia có thể chịu đựng được. Rốt cuộc, sự dũng cảm ấy khiến bà bị sát hại.

Bà viết bằng tiếng Anh cho các tờ báo, và rõ ràng hơn, viết cho blog cá nhân có tên “Running Commentary”, để vạch trần nạn tham nhũng ở tầng lớp thượng lưu trong xã hội và chính phủ Malta. Hàng trăm nghìn người chú ý đến lời bà viết, đây là lượng độc giả đặc biệt lớn đối với một quốc gia chỉ có nửa triệu dân. Người ta theo dõi bà không chỉ vì những bài báo, có lẽ còn hơn thế nữa, vì những quan điểm không khoan nhượng của bà đối với giới tinh hoa chính trị. Bà ấy gọi một thủ tướng tại vị lâu năm là “kẻ hoàn toàn tâm thần vô cảm xã hội”, kẻ lãnh đạo một “chính phủ vô năng” và vây quanh hắn là lũ “thiểu năng trí tuệ”. Các nhà báo đồng nghiệp có thể bị nói là “nhu nhược, ngớ ngẩn và thậm chí ngu ngốc”. Người Malta bình thường cũng không được tha; “ngu dốt”, “vô đạo đức” và “hám lợi” là một vài từ được dùng để miêu tả họ.

Friday, October 4, 2024

Nước Mỹ qua lăng kính truyền hình thực tế của Donald Trump và Mark Burnett

nguồn: nytimes

biên dịch: nguyễn quỳnh anh


Năm 2004, phóng viên mảng giải trí Setoodeh khi đó 22 tuổi, được giao nhiệm vụ theo dõi chương trình "The Apprentice" (Người học việc). Cách kết hợp độc đáo giữa quảng cáo sản phẩm và những màn cảm xúc mãnh liệt của chương trình nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng. Nhiều năm sau, Setoodeh trở thành tổng biên tập tạp chí Variety, còn Donald Trump dĩ nhiên trở thành tổng thống Mỹ — thành công này có thể nói phần lớn nhờ vào hình ảnh doanh nhân thành đạt, cứng rắn trong lòng công chúng được ông Trump xây dựng trên truyền hình.

Vậy nên cũng không có gì ngạc nhiên khi Setoodeh, giống như nhiều người khác từng làm việc liên quan đến Trump, lại viết thêm một đầu sách cho kho tàng sách không ngừng mở rộng về Trump. Tác giả Setoodeh thừa nhận chương trình "The Apprentice" được "phân tích, tranh luận, tham khảo và công nhận là yếu tố chính" trong chiến thắng năm 2016 của Trump. Tác giả hứa hẹn cuốn "Apprentice in Wonderland" (Người học việc ở xứ sở diệu kỳ) sẽ mang đến góc nhìn mới: "những điều còn thiếu khi người ta nói về chương trình — không chỉ là biểu tượng, mà còn là dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn hóa đại chúng."

Lời nói này của tác giả cũng giống như bao lời 'cuốn sách của tôi đặc biệt' thường thấy, nghe có vẻ chủ quan bình thường, thế nhưng hóa ra thật sự cũng không có gì khác biệt. Chương trình "The Apprentice" được coi là "dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn hóa đại chúng" hoàn toàn nhờ ngôi sao của chương trình trở thành tổng thống. Bản thân "chương trình" này, theo chính lời kể của tác giả Setoodeh, chỉ là một sản phẩm truyền hình thực tế như bao chương trình khác: cực kỳ cuốn hút, được dàn dựng công nghiệp có thể sản xuất hàng loạt với chi phí thấp. Quãng thời gian tham gia chương trình truyền hình thực tế của Trump đã được khai thác quá nhiều, khó mà tìm thêm được ý nghĩa gì từ đây. Cuốn sách này có thể tiết lộ điều gì chúng ta chưa biết?

Tác giả Setoodeh rất nỗ lực thu thập thông tin. Setoodeh phỏng vấn Trump sáu lần từ tháng 05.2021 đến tháng 11.2023, đồng thời trò chuyện với nhiều người từng làm việc hoặc tham gia chương trình. Nói cách khác, tác giả có thể tiếp cận người trong cuộc. Tuy nhiên, các mối quan hệ tiếp cận được — nhất là về chương trình truyền hình thực tế từ 20 năm trước, với nội dung xoay quanh những con người hay chuyện thèm khát được chú ý — cũng chỉ mang đến chừng ấy nội dung.

Phần lớn nguồn tin tác giả Setoodeh có được là biến thể của những câu chuyện về chương trình "The Apprentice" trong suốt những năm qua. Chúng ta nghe đi nghe lại Trump là người thiếu quyết đoán đồng thời diễn đạt kém lưu loát thuyết phục chứ không như trên chương trình biên tập, và ông ta có nhiều bình luận khiếm nhã đối với phụ nữ. (Chưa kể gần đây Trump bị một bồi thẩm đoàn buộc tội tấn công tình dục và phỉ báng, phải bồi thường cho người cáo buộc ông, nhà báo E. Jean Carroll, khoản tiền 83,3 triệu đô la) Một người tham gia chương trình, Jennifer Murphy, kể lại ông Trump từng hôn cô, nhưng cô không cảm thấy bị xúc phạm. "Tôi thấy ông Trump nhìn tôi giống như nhìn con gái ông ấy," cô kể cho tác giả Setoodeh. "Nhưng tôi cũng nghĩ ông ấy có chút thích tôi."


Đó là dạng lời kể — vô tình vừa hài hước vừa phản cảm — có thể đi theo hướng khai thác lý thú trong tay tác giả khác, nhưng Setoodeh lại bỏ qua và viết tiếp chuyện khác. Tác giả có thiên hướng trích dẫn nhiều hơn mức cần thiết, khiến câu văn bị nhấn chìm trong những lời tẻ nhạt. Cuốn sách nhàm chán nhất ở những phần phỏng vấn với Trump. Ông ta thao thao bất tuyệt lan man kể lại những ký ức trên trường quay cách đây hơn một thập kỷ, xen lẫn những lời nói dối trắng trợn về chiến thắng năm 2020. Phương pháp phỏng vấn của Setoodeh là cho Trump xem lại các cảnh quay trích từ chương trình "The Apprentice" để khuyến khích Trump nhớ lại quá khứ.

Ông Trump dường như rất thích hồi tưởng lại quãng thời gian tham gia chương trình. "Có vẻ nói về 'The Apprentice' khiến ông ấy thoải mái, giống như bôi dầu làm dịu cho bệnh nhân viêm phổi," Setoodeh viết. Và rồi so sánh hoài niệm vui vẻ của Trump với những cơn giận dữ bùng nổ mỗi khi ông nhớ lại năm tháng ở Nhà Trắng. Văn phòng của Trump được mô tả giống như chiếc hộp thời gian, trên tường treo những bài báo được đóng khung từ thời kỳ hoàng kim của ngành báo in. Tác giả Setoodeh so sánh Trump với bà Havisham mặc bộ váy cưới mục nát trong tác phẩm văn học "Những kỳ vọng lớn lao," và văn phòng của Trump giống như "Grey Gardens nhưng không có mèo" và cũng giống "một cửa hàng bách hóa lỗi thời." Cảnh tượng ấy trông thật thảm hại và buồn bã. Nhưng rồi Trump bất ngờ phá vỡ bầu không khí đó, bắt đầu tràng giang đại hải ca thán về Hunter Biden.

Nói cách khác, Trump luôn nhắc chúng ta nhớ ông ấy là người thế nào — cũng là vấn đề tác giả Setoodeh gặp khó khăn, ngay cả khi tác giả không thực sự biết cách khai thác hết nguồn thông tin có được. Tác giả trích dẫn nhiều câu nói sai lệch hoặc chỉ đúng một nửa của Trump, dẫn đến phải liên tục đính chính thông tin không chính xác. "Không thể thực sự phỏng vấn Trump với tư cách chính trị gia," tác giả Setoodeh viết. "Ông ấy không phải là chính trị gia. Không có cách nào hỏi ông ấy về điều hành đất nước. Ông ấy không thể điều hành được."

Setoodeh cố gắng tập trung vào chi tiết chương trình "The Apprentice", còn Trump liên tục đi chệch hướng. Mặc dù tác giả Setoodeh không coi Trump là "chính trị gia", nhưng ông vẫn là tổng thống Mỹ. Bốn năm cầm quyền của Trump có hậu quả thực sự đối với nước Mỹ. Những câu chuyện thị phi hậu trường của "The Apprentice" trở nên thật nhỏ bé khi mang ra so sánh.

Những chi tiết kỳ lạ nhất trong cuốn sách không hợp thành điều gì thú vị hơn ngoài những chuyện điên rồ theo phong cách "Alice ở xứ sở diệu kỳ" như tựa đề sách ám chỉ. Lần đầu tiên Setoodeh gặp Mark Burnett, nhà sản xuất chịu trách nhiệm chương trình "The Apprentice," Burnett "đưa tay phải ra để bắt tay tôi trong khi tay trái ông ấy bất ngờ véo mạnh vào núm vú tôi." Một người tham gia chương trình nhớ lại kỳ khám sức khỏe bắt buộc cho "The Apprentice" có tình huống "một cái ống" được "đưa vào dương vật của bạn rồi người ta xoay, cạo cạo và rút ra." Một cú nhéo núm vú của Burnett? Một cái ống trong dương vật? Nghe khá kỳ quặc! Nhưng nếu thiếu đi tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu cuốn sách, những chi tiết ấy chỉ lơ lửng ở đó, mông lung trong gió.

"Văn hóa người nổi tiếng lấy đi rất nhiều thứ của đất nước này và thế giới, nhưng mặt tích cực — ít nhất trên lý thuyết — là nó cho phép người ta có mơ ước lớn." Tác giả Setoodeh tự nhủ điều này khi ngồi trong "biệt thự Goop" hai phòng ngủ tại một khách sạn boutique ở Florida, cơ sở thuộc thương hiệu mở rộng của Gwyneth Paltrow, trên chiếc ghế sofa đắt đỏ đến mức khiến tác giả "nghĩ về giấc mơ Mỹ." Đó là lúc tác giả đi gần nhất đến một ý tưởng độc đáo, bao quát về những gì muốn truyền tải cho độc giả. Nhưng rồi tác giả lại thu hẹp, quay về những ý tứ mông lung ám chỉ việc bán cho đại chúng một lối sống mơ ước cũng không tệ, "trừ khi thương hiệu đó nuốt chửng cả thế giới."

Tuy nhiên, Trump lại thường thể hiện khả năng nắm bắt nhạy bén hơn, so với các nhà quan sát truyền thông, về những mặt tối trong chính trị và xã hội. Ông phủ nhận ảo tưởng cho rằng văn hóa người nổi tiếng thực sự thúc đẩy bất kỳ điều gì có ý nghĩa hoặc tốt đẹp. "Tất cả chỉ xoay quanh một thứ: tỷ suất người xem," Trump nói với Setoodeh, khi nhớ lại những lần đàm phán với đài NBC. "Nếu có tỷ suất người xem, anh có thể là người tồi tệ nhất, độc ác nhất trên đời."

APPRENTICE IN WONDERLAND: How Donald Trump and Mark Burnett Took America Through the Looking Glass | By Ramin Setoodeh | Harper | 255 pp. | $32

Jennifer Szalai is the nonfiction book critic for The Times. More about Jennifer Szalai
_____
From The New York Times:

Millions of Americans Watched 'The Apprentice.' Now We Are Living It.

As a new book by Ramin Setoodeh shows, Donald Trump brought the vulgar theatrics he honed on TV to his life in politics.

https://www.nytimes.com/2024/06/14/books/review/apprentice-in-wonderland-ramin-setoodeh.html

Tài năng, ma lực, tiền bạc, lừa đảo: Chào mừng đến với Thế giới Mỹ thuật

nguồn: New York Times, biên dịch: Takya Đỗ, Orlando Whitfield (bên trái) và Inigo Philbrick. Philbrick thú nhận trước tòa rằng anh ta đã v...