Search This Blog

Showing posts with label history. Show all posts
Showing posts with label history. Show all posts

Sunday, October 6, 2024

Cánh hoa hồng và bộ não con công: Điều kiện trở thành 'Hoàng đế La Mã'

nguồn: New York Times,

biên dịch: Nguyễn Quỳnh Anh,



Học giả Hy Lạp và La Mã cổ đại Mary Beard nghiên cứu những thái quá và tẻ nhạt trong việc cai trị đế quốc, nhặt ra sự thật giữa những chuyện tầm phào và hoang đường.

Nếu có thể tin được mạng xã hội, ta sẽ thấy đàn ông không cách nào ngừng nghĩ về Đế chế La Mã, đặc biệt là các yếu tố mang tính “người đàn ông Alpha”. Bất kỳ ai say mê những điều như thế cũng nên tìm đọc cuốn “Emperor of Rome” (Hoàng đế Lã Mã), cuốn sách mới uyên bác và thú vị của vị học giả đáng nể chuyên nghiên cứu Hy Lạp và La Mã cổ đại và cũng là nhà nữ quyền Mary Beard.

Tác giả Beard, trước đó có cuốn “SPQR” và “The Fires of Vesuvius” (Ngọn lửa Vesuvius), chỉ ra vai trò rõ ràng của phụ nữ trong lịch sử các vị hoàng đế được truyền lại qua nhiều thời đại. Lâu dài nhất là “hình mẫu người phụ nữ đầy mưu mô”, người (được cho là) thao túng những người đàn ông quyền lực thực hiện mệnh lệnh của mình (hoặc nếu không thì đầu độc họ khi họ không làm theo). Tác giả Beard, trích dẫn những ví dụ gần đây hơn về những phụ nữ bị lên án do hành vi của chồng, có nhận xét việc “đổ lỗi cho vợ” vẫn là mốt.

Cuốn “Emperor of Rome ” bắt đầu với Julius Caesar, nhân vật bản lề nối giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã, và kết thúc gần ba thế kỷ sau với Alexander Severus, cái chết của ông năm 235 kéo theo các cuộc nội chiến và triều đại ngắn ngủi. Kế vị Alexander là Maximinus Thrax, một kẻ mù chữ — hoặc có lẽ ông chỉ bị người ta nói là mù chữ, tác giả Beard viết, đặt ra khả năng lời nói này “có thể là lời nhục mạ có chủ đích”.

Trong cuốn sách, tác giả thỉnh thoảng dừng lại lưu ý độc giả những gì chúng ta cho là mình biết về các hoàng đế La Mã thường liên quan rất nhiều đến những tuyên truyền tô điểm hoặc cố tình bôi đen (hoặc hủy hoại) danh tiếng. Những vị hoàng đế “tốt” luôn khôn ngoan, nhân hậu, thận trọng và rộng lượng, trong khi những vị “xấu” thì đần độn, ghê tởm, suy đồi và keo kiệt. Caligula có thực sự định bổ nhiệm con ngựa của ông vào thượng viện hay không? Elagabalus có thực sự lên kế hoạch sát hại những vị khách dự tiệc của mình bằng cách thả cánh hoa hồng từ trần nhà xuống hay không? Tác giả Beard khuyến khích chúng ta nên hoài nghi về tất cả “những giai thoại phi lý”, ngay cả khi tác giả khẳng định việc bôi xấu như vậy có thể cho chúng ta biết điều gì đó về cách thức hoạt động của quyền lực.

Bên cạnh đó, những câu chuyện kỳ lạ không thể phủ nhận là điều khiến người ta ghi nhớ mãi, và tác giả Beard, vốn là người kể chuyện tài năng, cảm thấy “những câu chuyện phiếm thời cổ đại” khó mà cưỡng lại được. Những câu chuyện ấy cũng giúp tác giả có thêm thời gian theo đuổi đề tài theo phân loại chủ đề thay vì theo trình tự thời gian, không những chỉ ra sự khác biệt giữa các hoàng đế mà còn cả những điểm tương đồng. Vấn đề trọng tâm là người thừa kế, và bởi Đế chế La Mã không phải hệ thống cha truyền con nối nghiêm ngặt — hoàng đế có thể nhận người ông ta muốn làm người kế vị — "sự linh hoạt" này cũng đồng nghĩa "có cuộc chiến tiềm tàng mỗi khi quyền lực đổi chủ", tác giả Beard viết. “Đế chế La Mã là một thế giới giết chóc” trong đó tàn sát là một phương pháp giải quyết vấn đề.

Tài năng, ma lực, tiền bạc, lừa đảo: Chào mừng đến với Thế giới Mỹ thuật

nguồn: New York Times, biên dịch: Takya Đỗ, Orlando Whitfield (bên trái) và Inigo Philbrick. Philbrick thú nhận trước tòa rằng anh ta đã v...